Vi phạm 6 điều này, giáo viên sẽ bị buộc thôi việc!

Hiện nay, việc giáo viên đánh đập, chửi bới học sinh ngày càng tăng khiến xã hội không khỏi bàng hoàng. Vậy khi vi phạm đến mức độ nào thì giáo viên bị buộc thôi việc?


6 trường hợp giáo viên sẽ bị buộc thôi việc

Theo quy định tại Điều 52 Luật Viên chức hiện hành, giáo viên nếu vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình giảng dạy thì tùy vào tính chất, mức độ vi phạm mà phải chịu một trong các hình thức: Khiển trách; Cảnh cáo; Cách chức hoặc Buộc thôi việc.

Trong đó, việc kỷ luật buộc thôi việc đối với giáo viên được nêu chi tiết trong Điều 13 Nghị định số 27/2012/NĐ-CP:

- Bị phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;

- Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;

- Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng;

- Nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;

- Tự ý nghỉ việc từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày trở lên trong một năm mà không có lý do chính đáng. Số ngày nghỉ được tính theo tháng và năm dương lịch;

- Vi phạm đặc biệt nghiêm trọng các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự…

Như vậy, nếu giáo viên vi phạm một trong 06 trường hợp nêu trên thì căn cứ vào tình hình và mức độ vi phạm mà có thể bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc.

giáo viên bị buộc thôi việc

Khi nào giáo viên bị buộc thôi việc? (Ảnh minh họa)


Bị buộc thôi việc, giáo viên không được hưởng trợ cấp?

Khi chấm dứt hợp đồng làm việc, giáo viên được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật lao động. Tuy nhiên, khi bị buộc thôi việc thì các chế độ này của giáo viên được quy định thế nào?

Trợ cấp thôi việc

Điều 45 Luật Viên chức nêu rõ, viên chức sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc nếu bị buộc thôi việc. Do đó, giáo viên khi bị buộc thôi việc sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc.

Trợ cấp mất việc làm

Theo quy định tại Điều 49 Bộ luật Lao động, người lao động đã làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động sẽ được trả trợ cấp mất việc làm khi:

- Thay đổi cơ cấu, công nghệ khiến không thể giải quyết việc làm mới;

- Vì lý do kinh tế không thể giải quyết việc làm cho người lao động;

- Do sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp…

Như vậy, giáo viên bị buộc phải thôi việc không thuộc các trường hợp được hưởng trợ cấp mất việc làm.

Trợ cấp thất nghiệp

Căn cứ Điều 49 Luật Việc làm năm 2013, nếu giáo viên đang đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ được hưởng trợ cấp khi có đủ các điều kiện:

- Chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động trừ khi đơn phương chấm dứt, hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức hàng tháng…

- Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm;

- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp ngoại trừ thực hiện nghĩa vụ công an, quân sự; bị tạm giam; ra nước ngoài định cư; chết…

Do đó, giáo viên bị buộc phải thôi việc vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên.

Trên đây là 06 trường hợp nếu vi phạm giáo viên sẽ bị buộc thôi việc. Lúc này, giáo viên sẽ chỉ được hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu đủ điều kiện) và không được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

>> Tổng hợp các mức xử phạt đối với giáo viên mới nhất

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Một trong những điều đáng chú ý trong đợt cải cách tiền lương 01/7/2024 chính là việc bãi bỏ phụ cấp thâm niên đối với công chức, viên chức. Tuy nhiên, điều này lại không áp dụng đối với quân đội, công an. Vậy lý do quân đội công an không bị cắt phụ cấp thâm niên là gì?