Giáo viên bán hàng online có thể bị xử lý kỷ luật?

Hiện nay, ngoài việc dạy học, có khá nhiều giáo viên kiếm thêm thu nhập bằng cách bán hàng trên mạng. Vậy có quy định nào cấm giáo viên bán hàng online không?


Giáo viên có được bán hàng trên mạng không?

Theo quy định tại Điều 19 Luật Viên chức, 06 việc viên chức không được làm gồm:

- Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao, gây bè phái, mất đoàn kết, tự ý bỏ việc, tham gia đình công;

- Sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của nhân dân trái quy định;

- Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức;

- Lợi dụng nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội;

-  Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp.

- Những việc khác viên chức không được làm theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật có liên quan…

Đồng thời, tại khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp năm 2014 cũng nêu rõ, viên chức là đối tượng không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam.

Trong đó, doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập nhằm mục đích kinh doanh (khoản 7 Điều 4 Luật Doanh nghiệp).

Do đó, có thể thấy mặc dù giáo viên không được thành lập doanh nghiệp nhưng bán hàng online không đồng nghĩa với thành lập doanh nghiệp và cũng không thuộc những trường hợp bị cấm đối với viên chức. Do đó, giáo viên hoàn toàn có thể bán hàng online.

Tuy nhiên, cần phải lưu ý, tại Chỉ thị 26 ngày 05/9/2016, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra chỉ thị, viên chức không được sử dụng thời giờ làm việc để làm việc riêng.

Bên cạnh đó, tại Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu giáo viên:

Không sử dụng điện thoại di động và làm việc riêng trong các cuộc họp, trong khi lên lớp, học tập, coi thi, chấm thi.

Như vậy, mặc dù giáo viên được phép bán hàng online nhưng tuyệt đối không được bán hàng trong thời gian làm việc.

giáo viên bán hàng online

Có cấm giáo viên bán hàng online? (Ảnh minh họa)

Bán hàng online, giáo viên có bị kỷ luật không?

Như đã phân tích ở trên, việc bán hàng online không thuộc trường hợp bị cấm đối với giáo viên. Tuy nhiên, nếu việc bán hàng online được thực hiện trong giờ dạy, coi thi, chấm thi… thì lại là hành vi vi phạm.

Theo đó, Chỉ thị 26 nêu rõ, viên chức nếu vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính sẽ phải bị xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.

Khi vi phạm, tùy vào mức độ và hậu quả mà giáo viên có thể bị xử lý kỷ luật bằng 01 trong 03 hình thức nêu tại Nghị định 27/2012/NĐ-CP:

- Khiển trách: Nếu bị người có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản;

- Cảnh cáo: Nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng;

- Buộc thôi việc: Nếu gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Nói tóm lại, việc giáo viên bán hàng online không bị cấm nhưng tuyệt đối không được bán hàng trong giờ làm việc. Nếu không tùy mức độ và hậu quả mà giáo viên có thể phải chịu hình thức kỷ luật cao nhất là buộc thôi việc.

>> Tổng hợp các mức xử phạt đối với giáo viên mới nhất

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Không chỉ lương, nhiều khoản thu nhập khác của công chức cũng tăng trong năm tới

Không chỉ lương, nhiều khoản thu nhập khác của công chức cũng tăng trong năm tới

Không chỉ lương, nhiều khoản thu nhập khác của công chức cũng tăng trong năm tới

Mới đây, Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết 86 về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020. Trong đó, nội dung nổi bật là tăng lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng/tháng. Như vậy, từ 01/7/2020, nhiều khoản thu nhập của công chức tăng lên đáng kể.