Giáo sư, phó giáo sư được nghỉ hưu khi nào?

Giáo sư, Phó Giáo sư là chức danh khoa học cao nhất của nhà giáo giảng dạy bậc đại học, sau đại học. Vậy theo quy định của pháp luật, các Giáo sư, Phó Giáo sư được nghỉ hưu khi nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Năm 2025, Giáo sư, Phó Giáo sư được nghỉ hưu khi nào?

Khoản 2 Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định năm 2024, tuổi nghỉ hưu của các Giáo sư, Phó Giáo sư nam là 61 tuổi và Giáo sư, Phó Giáo sư nữ là 56 tuổi 04 tháng.

Theo đó, kể từ 01/01/2021, tuổi nghỉ hưu của lao động nam trong điều kiện lao động bình thường là 60 tuổi 03 tháng, của lao động nữ là 55 tuổi 04 tháng. Sau đó sẽ tăng thêm 03 tháng sau mỗi năm cho đến khi nam đủ 62 tuổi vào năm 2028 và tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.

Độ tuổi nghỉ hưu của lao động nam và lao động nữ trong điều kiện lao động bình thường được quy định như sau:

Lao động nam

Lao động nữ

Năm nghỉ hưu

Tuổi nghỉ hưu

Năm nghỉ hưu

Tuổi nghỉ hưu

2021

60 tuổi 3 tháng

2021

55 tuổi 4 tháng

2022

60 tuổi 6 tháng

2022

55 tuổi 8 tháng

2023

60 tuổi 9 tháng

2023

56 tuổi

2024

61 tuổi

2024

56 tuổi 4 tháng

2025

61 tuổi 3 tháng

2025

56 tuổi 8 tháng

2026

61 tuổi 6 tháng

2026

57 tuổi

2027

61 tuổi 9 tháng

2027

57 tuổi 4 tháng

Từ năm 2028 trở đi

62 tuổi

2028

57 tuổi 8 tháng

2029

58 tuổi

2030

58 tuổi 4 tháng

2031

58 tuổi 8 tháng

2032

59 tuổi

2033

59 tuổi 4 tháng

2034

59 tuổi 8 tháng

Từ năm 2035 trở đi

60 tuổi

Giáo sư, Phó Giáo sư được kéo dài thời gian công tác trong bao lâu?

Trước đây, theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 141/2013/NĐ-CP có quy định đối với giảng viên có chức danh Phó Giáo sư thì thời gian kéo dài công tác là không quá 7 năm. Còn đối với giảng viên có chức danh Giáo sư thì không quá 10 năm.

Tuy nhiên hiện tại, các Giáo sư và Phó Giáo sư sẽ không được kéo dài thời gian công tác quá 05 năm kể từ thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 50/2022/NĐ-CP.

Bên cạnh đó, trong thời gian kéo dài này, Giáo sư và Phó giáo sư sẽ không được giữ các chức vụ lãnh đạo quản lý và không được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo mà chỉ được làm nhiệm vụ chuyên môn của mình.

Theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP mới nhất, nếu kéo dài thời gian công tác thì nam Giáo sư và Phó Giáo sư sẽ nghỉ hưu năm 66 tuổi.

Trước đây, theo quy định tại Bộ luật lao động 2012 số 10/2012/QH13, lao động nam sẽ được nghỉ hưu năm 60 tuổi. Thời gian kéo dài công tác sẽ không quá 67 tuổi, không có nhiều sự chênh lệch so với Nghị định cũ.

Tuy nhiên, với người lao động nữ thì độ tuổi nghỉ hưu đã tăng từ 55 lên 60 tuổi. Theo đó, thời gian làm việc của các Giáo sư, Phó Giáo sư là nữ sẽ tăng lên so với trước đây 05 năm so với nam.

Giáo sư, phó giáo sư được nghỉ hưu khi nào?
Thời gian công tác của Giáo sư, Phó Giáo sư (Ảnh minh họa)

* Điều kiện xem xét kéo dài thời gian công tác của Giáo sư và Phó Giáo sư

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 50/2022/NĐ-CP, Giáo sư và Phó Giáo sư được xem xét kéo dài thời gian công tác khi:

- Đơn vị công tác có nhu cầu.

- Đảm bảo về sức khỏe và không trong thời gian bị kỷ luật, điều tra, truy tố hoặc xét xử.

- Tự nguyện xin kéo dài thời gian làm việc.

Nếu đảm bảo 03 điều kiện trên, Giáo sư hoặc Phó Giáo sư sẽ nộp đơn đề nghị lên cơ quan có thẩm quyền trước thời điểm nghỉ hưu ít nhất là 06 tháng.

Khi đơn được thông qua, quyết định cho kéo dài thời gian công tác sẽ được gửi tới các Giáo sư và Phó Giáo sư trước khi nghỉ hưu ít nhất 03 tháng.

Trên đây là giải đáp cho vấn đề giáo sư, phó giáo sư được nghỉ hưu khi nào?

1900 6192 để được giải đáp qua tổng đài
0936 385 236 để sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?
Rồi Chưa

Tin cùng chuyên mục

Bỏ biên chế suốt đời, cán bộ, công chức sẽ được đánh giá bằng KPI?

Bỏ biên chế suốt đời, cán bộ, công chức sẽ được đánh giá bằng KPI?

Bỏ biên chế suốt đời, cán bộ, công chức sẽ được đánh giá bằng KPI?

Dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi đang được lấy ý kiến đóng góp. Trong đó, các nội dung đáng chú ý là dứt điểm bỏ biên chế suốt đời và thay thế việc đánh giá cán bộ công chức bằng KPI? Cùng tìm hiểu chi tiết tại bài viết dưới đây.

Phương thức tuyển dụng công chức theo vị trí việc làm như thế nào? [Đề xuất]

Phương thức tuyển dụng công chức theo vị trí việc làm như thế nào? [Đề xuất]

Phương thức tuyển dụng công chức theo vị trí việc làm như thế nào? [Đề xuất]

Theo dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi, một trong những nguyên tắc trong tuyển dụng công chứ là tuyển chọn theo vị trí việc làm. Trong bài viết dưới đây LuatVietnam sẽ thông tin về phương thức tuyển dụng công chức theo vị trí việc làm.

5 chính sách mới mọi cán bộ, công chức cấp xã cần chú ý

5 chính sách mới mọi cán bộ, công chức cấp xã cần chú ý

5 chính sách mới mọi cán bộ, công chức cấp xã cần chú ý

Cùng cập nhật những chính sách mới ảnh hưởng đến cán bộ công chức cấp xã trong thời gian tới khi hiện nay đang có hàng loạt quy định về đối tượng này đang được ban hành, lấy ý kiến đóng góp: Dự thảo Luật Cán bộ, công chức, các văn bản về sáp nhập tỉnh, thành phố…