Công chức ngành nào phải định kỳ thay đổi vị trí công tác?

Hiện nay, nhằm phòng, tránh tham nhũng, công chức làm việc tại một số lĩnh vực phải thường xuyên thay đổi vị trí công tác. Vậy những ngành đó là gì?


Công chức sắp nghỉ hưu không phải chuyển công tác

Phòng chống tham nhũng là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách để loại bỏ những tiêu cực trong xã hội. Trong đó, việc chuyển đổi vị trí công tác của công chức, cán bộ là một trong những biện pháp có hiệu quả nhất.

Theo đó, tùy vào từng ngành, lĩnh vực, căn cứ vào Điều 25 Luật Phòng chống tham nhũng hiện nay, việc chuyển vị trí công tác phải được thực hiện định kỳ từ đủ 02 năm - 05 năm với phạm vi:

- Từ bộ phận này sang bộ phận khác trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;

- Giữa các lĩnh vực, địa bàn được phân công theo dõi, phụ trách, quản lý;

- Giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi quản lý của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng phải chuyển đổi vị trí công tác. Một số công chức nêu tại Nghị định 59 của Chính phủ sẽ chưa phải chuyển ngay như:

- Người đang trong thời gian bị xem xét, xử lý kỷ luật;

- Đang bị kiểm tra, xác minh, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử;

- Điều trị bệnh hiểm nghèo được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận;

- Đi học tập trung từ 12 tháng trở lên;

- Biệt phái;

- Phụ nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi; nam giới đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi do vợ mất hoặc trong trường hợp khách quan khác.

Đặc biệt: Không thực hiện chuyển đổi vị trí công tác người có thời gian công tác còn lại dưới 18 tháng cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu.

Như vậy, khi sắp nghỉ hưu, công chức sẽ không phải chuyển đổi vị trí công tác.

định kỳ thay đổi vị trí công tác

Công chức ngành nào phải định kỳ chuyển công tác? (Ảnh minh họa)


Các lĩnh vực công chức phải thay đổi vị trí công tác

Cũng theo quy định tại Nghị định 59/2019, những người có chức vụ, quyền hạn phải được chuyển đổi vị trí công tác nếu làm việc tại vị trí:

- Quản lý ngân sách, tài sản trong cơ quan, đơn vị như phân bổ ngân sách, kế toán, mua sắm công, quản lý tài chính công, tài sản công, đầu tư công;

- Trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác như:

  • Tổ chức cán bộ: Tổ chức tuyển dụng công chức, viên chức; Thi nâng ngạch công chức, viên chức; Thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; Quản lý, thực hiện chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động…
  • Tài chính ngân hàng: Thu thuế, kiểm soát thuế, hoàn thuế, quyết toán thuế, quản lý và cấp phát ấn chỉ; Thanh toán bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; Cấp phát tiền, hàng thuộc Kho bạc Nhà nước và dự trữ quốc gia…
  • Giao thông: Đăng kiểm các loại phương tiện giao thông; Sát hạch, cấp phép cho người điều khiển phương tiện giao thông; Đền bù, giải phóng mặt bằng…
  • Tài nguyên môi trường: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Bán, cho thuê tài sản gắn liền với đất; Giao hạn mức đất, mức bồi thường, hỗ trợ trong giải phóng mặt bằng…
  • Thanh tra và phòng chống tham nhũng: Làm công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng của cơ quan, tổ chức, đơn vị…

Ngoài ra, còn một số vị trí công tác phải định kỳ chuyển đổi khác được nêu chi tiết tại phụ lục kèm theo Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019.

>> Cán bộ bắt buộc phải định kỳ luân chuyển công tác?

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Tại dự thảo Nghị định mới đây, Bộ Quốc phòng đã đề xuất quy định mới về tiêu chí, tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn. Theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin cụ thể.