Cán bộ bắt buộc phải định kỳ luân chuyển công tác?

Hiện nay, có ý kiến cho rằng tất cả cán bộ, công chức, viên chức phải định kỳ luân chuyển công tác. Tuy nhiên, với cán bộ, việc này có phải yêu cầu bắt buộc không?


Luân chuyển công tác có phải biện pháp kỷ luật cán bộ?

Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước…trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. (Điều 4 Luật Cán bộ, công chức hiện hành).

Trong đó, nếu cán bộ vi phạm các điều cấm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà phải chịu một trong các hình thức kỷ luật là khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm.

Đáng lưu ý: Việc cách chức chỉ áp dụng với cán bộ giữ chức vụ theo nhiệm kỳ và nếu bị Tòa án phạt tù, không được hưởng án treo thì đương nhiên bị thôi việc.

Cũng theo quy định tại Luật Cán bộ, công chức nêu trên, cán bộ sẽ được luân chuyển trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội dựa vào yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch cán bộ nhằm tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện cán bộ.

Ngoài ra, tại Quyết định 98-QĐ/TW năm 2017, luân chuyển cán bộ còn được quy định là việc cử cán bộ trẻ, có năng lực, triển vọng từ Trung ương về địa phương, từ cấp trên xuống cấp dưới có thời hạn để đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách.

Do vậy, luân chuyển không phải là một trong các hình thức xử lý kỷ luật cán bộ mà chỉ là phương pháp để bồi dưỡng, đào tạo và thử thách cán bộ.

định kỳ luân chuyển cán bộ

Định kỳ luân chuyển cán bộ có phải yêu cầu bắt buộc không? (Ảnh minh họa)


Cán bộ có bắt buộc phải định kỳ luân chuyển không?

Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch mà chỉ luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý, không luân chuyển cán bộ làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ trừ trường hợp nhằm mục đích tăng cường cán bộ cho cơ sở, lĩnh vực hoặc địa bàn cần thiết.

Đồng thời, để phòng ngừa tham nhũng, những người làm việc tại một số vị trí liên quan đến công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài chính công, tài sản công, đầu tư công, trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc bắt buộc phải định kỳ luân chuyển (Luật Phòng chống tham nhũng mới nhất).

Ngoài ra, Điều 4 Quyết định 98 cũng chỉ rõ điều kiện để cán bộ được luân chuyển:

- Cán bộ trẻ, có năng lực, triển vọng, trong quy hoạch của địa phương, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị;

- Không phải là người địa phương và không giữ chức vụ quá 02 nhiệm kỳ liên tiếp ở một địa phương, cơ quan, đơn vị…

Như vậy, việc luân chuyển cán bộ không phải quy định bắt buộc với mọi cán bộ mà chỉ những người làm việc ở một số vị trí, theo yêu cầu nhiệm vụ, để rèn luyện, bồi dưỡng hoặc phòng tránh tham nhũng… mới phải định kỳ luân chuyển công tác.

>> Cán bộ, công chức định kỳ 2 - 5 năm phải chuyển công tác 1 lần

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Lương cơ sở năm 2020 tăng, có ít nhất 5 khoản tiền sẽ tăng theo

Lương cơ sở năm 2020 tăng, có ít nhất 5 khoản tiền sẽ tăng theo

Lương cơ sở năm 2020 tăng, có ít nhất 5 khoản tiền sẽ tăng theo

Như đã đề cập, theo đề xuất của Chính phủ, mức lương cơ sở năm 2020 có thể sẽ tăng lên 1,6 triệu đồng/tháng (mức tăng cao nhất trong 6 năm trở lại đây). Khi mức lương này được áp dụng sẽ kéo theo rất nhiều thay đổi liên quan đến tiền lương, phụ cấp, trợ cấp bảo hiểm xã hội…