Những ai thi tuyển công chức được miễn môn ngoại ngữ?

Khi thi tuyển công chức, người dự thi phải đáp ứng điều kiện về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học. Trong một số trường hợp sau đây, người đăng ký dự thi có thể được miễn ngoại ngữ.


Yêu cầu ngoại ngữ đối với công chức

Theo quy định tại Điều 37 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, tuyển dụng công chức phải đảm bảo lựa chọn được người có phẩm chất, trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu tuyển dụng.

Trong đó, yêu cầu ngoại ngữ là một trong những nội dung không thể thiếu với các ngạch chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyên viên, cán sự.

Cụ thể, tại Thông tư số 11/2014/TT-BNV do Bộ Nội vụ ban hành ngày 09/10/2014, các ngạch công chức này phải đáp ứng tiêu chuẩn của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

STT

Ngạch công chức

Yêu cầu trình độ ngoại ngữ

1

Ngạch chuyên viên cao cấp

Tương đương bậc 4 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam

2

Ngạch chuyên viên chính

Tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam

3

Ngạch chuyên viên

Tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam

4

Ngạch cán sự

Tương đương bậc 1 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam

Trong đó, khung ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam được ban hành kèm theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT chia làm 06 bậc ứng với 03 cấp (Sơ cấp, Trung cấp và Cao cấp), tương thích với các bậc từ A1 đến C2 trong Khung tham chiếu chung Châu Âu (CEFR):

Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam

CEFR

Sơ cấp

Bậc 1

A1

Bậc 2

A2

Trung cấp

Bậc 3

B1

Bậc 4

B2

Cao cấp

Bậc 5

C1

Bậc 6

C2


miễn ngoại ngữ khi thi tuyển công chức

Điều kiện miễn ngoại ngữ khi thi tuyển công chức (Ảnh minh họa)

Ai thi công chức được miễn ngoại ngữ?

Tại Nghị định 24/2010/NĐ-CP, người dự thi phải thi viết hoặc thi vấn đáp 01 bài một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do người đứng đầu cơ quan tuyển dụng công chức quyết định.

Đặc biệt, nếu vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn là ngoại ngữ thì sẽ thi môn nghiệp vụ chuyên ngành là ngoại ngữ và không phải thi môn ngoại ngữ trong phần thi ngoại ngữ nữa.

Trong đó, Điều 9 Nghị định này nêu rõ, người đăng ký dự tuyển công chức được miễn thi ngoại ngữ nếu đáp ứng điều kiện:

- Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học về ngoại ngữ;

- Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học ở nước ngoài hoặc tốt nghiệp đại học, sau đại học ở cơ sở đào tạo bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam.

Đến 29/11/2018, tại Nghị định 161 sửa đổi bổ sung Nghị định 24 nêu trên, Chính phủ có bổ sung thêm 01 trường hợp được miễn thi ngoại ngữ tại vòng thứ 1 của cuộc thi tuyển công chức:

Người dự tuyển vào công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số là người dân tộc thiểu số hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số được cấp có thẩm quyền công nhận.

Như vậy, theo quy định hiện hành, người đăng ký dự thi phải thực hiện thi theo 02 vòng và chỉ được miễn thi ngoại ngữ vòng 1 nếu thuộc một trong 3 đối tượng nêu trên.

Đáng chú ý, tại Quyết định số 69 về kế hoạch xây dựng các Nghị định quy định chi tiết Luật Cán bộ công chức sửa đổi, Bộ Nội vụ đã lên kế hoạch xây dựng Nghị định thay thế Nghị định 24 năm 2010 và các văn bản sửa đổi theo hướng giảm quy định về chứng chỉ ngoại ngữ khi thi tuyển công chức.

>> Infographic: Thủ tục thi tuyển công chức mới nhất 

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.