Điều kiện miễn thi ngoại ngữ khi thi tuyển viên chức là gì?

Ngoại ngữ là một trong những môn thi bắt buộc nếu muốn dự thi viên chức. Theo quy định mới nhất, điều kiện miễn thi ngoại ngữ thi viên chức mới nhất là thế nào?


Có 5 trường hợp thi tuyển viên chức được miễn ngoại ngữ?

Tại Điều 20 Luật Viên chức 2010, việc tuyển dụng viên chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập. Bởi vậy, tùy vào chức danh nghề nghiệp mà yêu cầu trình độ ngoại ngữ cũng khác nhau.

Theo Nghị định 29 năm 2012 của Chính phủ, khi dự thi viên chức, người dự thi phải thực hiện các bài thi qua 02 vòng:

- Vòng 1: Thi trắc nghiệm kiến thức chung, tin học và ngoại ngữ;

- Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành.

Trong đó, việc thi ngoại ngữ được thực hiện theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và yêu cầu của vị trí việc làm, gồm một trong năm thứ tiếng Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm.

Phần thi ngoại ngữ gồm 30 câu hỏi trong 30 phút được thi trên máy vi tính. Nếu cơ quan, đơn vị tuyển dụng viên chức không có điều kiện thi trên máy vi tính thì sẽ thi trắc nghiệm trên giấy.

Đặc biệt, tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 161/2018/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi Điều 7, 8, 9 của Nghị định 29 nêu trên nêu rõ các trường hợp được miễn thi ngoại ngữ ở vòng 1 gồm:

- Vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn là ngoại ngữ;

- Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học về ngoại ngữ;

- Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học ở nước ngoài;

- Tốt nghiệp đại học, sau đại học tại cơ sở đào tạo bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam;

- Người dự tuyển làm viên chức công tác tại vùng dân tộc thiểu số là người dân tộc thiểu số hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số được cấp có thẩm quyền công nhận.

Như vậy, theo quy định mới nhất, nếu thuộc một trong 05 trường hợp nêu trên thì được miễn thi ngoại ngữ ở vòng 1. Nếu vòng 2 thi môn chuyên ngành là ngoại ngữ thì những đối tượng trên không được miễn.

Điều kiện miễn thi ngoại ngữ thi viên chức

Điều kiện miễn thi ngoại ngữ thi viên chức mới nhất (Ảnh minh họa)

Sắp tới giảm yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ khi thi viên chức?

Hiện nay, trong quá trình làm việc, theo Đề án “Chương trình quốc gia về học tập ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2019 - 2030” nêu tại Quyết định 1659/QĐ-TTg, viên chức được:

- Thường xuyên được tổ chức thi, kiểm tra năng lực ngoại ngữ;

- Kiểm tra, đánh giá năng lực ngoại ngữ của viên chức gắn với thi tuyển, bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý; thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức đảm bảo tương ứng giữa trình độ, năng lực và khả năng sử dụng ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu thực thi công vụ và hội nhập quốc tế.

Qua đó, đảm bảo đến năm 2025, có 60% viên chức đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4; Đến năm 2030, có 70% viên chức đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 trở lên và ngoại ngữ chuyên ngành…

Theo đó, tại Quyết định số 69, Bộ Nội vụ đã lên kế hoạch ban hành Nghị định tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức thay thế cho Nghị định 29/2012/NĐ-CP theo hướng giảm quy định về chứng chỉ ngoại ngữ khi tuyển dụng viên chức.

Tóm lại, có 05 trường hợp nêu trên đáp ứng điều kiện miễn thi ngoại ngữ thi viên chức thì sẽ không phải thi ngoại ngữ ở vòng 1 trong kỳ thi tuyển dụng viên chức. Đặc biệt, sắp tới, có thể yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ khi tuyển dụng viên chức sẽ được giảm thiểu.

>> Muốn dự thi viên chức năm nay, phải đáp ứng điều kiện gì?

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.