Điều kiện miễn nhiệm chức vụ cán bộ mới nhất

Hẳn nhiều người đã nghe đến việc miễn nhiệm chức vụ cán bộ và thực tế cũng đã thấy nhiều cán bộ bị miễn nhiệm. Tuy nhiên chưa hẳn ai cũng biết điều kiện, trường hợp miễn nhiệm cán bộ thế nào.


Điều kiện miễn nhiệm chức vụ cán bộ là gì?

Khoản 6 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định:

Miễn nhiệm là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.

Theo đó, có 02 trường hợp miễn nhiệm cán bộ:

- Bị cho miễn nhiệm, thôi làm nhiệm vụ: Cán bộ có 02 năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ (căn cứ khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức năm 2019);

- Cán bộ xin miễn nhiệm: Theo khoản 1 Điều 30 Luật Cán bộ, công chức 2008, cán bộ xin miễn nhiệm khi không đủ sức khỏe, không đủ năng lực, uy tín, theo yêu cầu nhiệm vụ hoặc vì lý do khác.

Ngoài ra, căn cứ xem xét miễn nhiệm cán bộ cũng được Bộ Chính trị quy định chi tiết tại Điều 5 Quy định số 260-QĐ/TW ngày 02/10/2009, cụ thể gồm:

- Khi bị kỷ luật, vi phạm pháp luật: Bị cảnh cáo hoặc khiển trách mà yêu cầu nhiệm vụ công tác cần phải thay đổi; bị cơ quan kết luận bằng văn bản về vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức cách chức hoặc bãi nhiệm;

- Không đủ năng lực, uy tín để làm việc:

  • Trong 02 năm liên tiếp của nhiệm kỳ giữ chức vụ không hoàn thành nhiệm vụ được giao;
  • Trong 01 nhiệm kỳ hoặc 02 nhiệm kỳ giữ chức vụ liên tiếp, bị hai lần kỷ luật liên quan đến chức trách được giao;
  • Để đơn vị mất đoàn kết hoặc làm đơn vị mất đoàn kết theo kết luận của cơ quan có thẩm quyền;
  • Bị các cơ quan có thẩm quyền kết luận bằng văn bản về vi phạm tư cách đạo đức của người cán bộ.
  • Bị cơ quan kiểm tra, thanh tra có thẩm quyền kết luận vi phạm quy định về những việc Đảng viên, cán bộ không được làm.

- Cán bộ bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm quy định về bảo vệ chính trị nội bộ.

Như vậy, cán bộ có thể bị miễn nhiệm công tác trong các trường hợp nêu trên.


Điều kiện miễn nhiệm cán bộ mới nhất (Ảnh minh họa)

Sau khi miễn nhiệm, cán bộ không còn giữ chức vụ?

Theo định nghĩa về miễn nhiệm nêu tại khoản 2 Điều 2 Quy định 260 năm 2009, cán bộ miễn nhiệm là cán bộ bị cấp có thẩm quyền quyết định chấm dứt chức vụ do vi phạm đạo đức, năng lực yếu kém, không hoàn thành nhiệm vụ, mất uy tín nhưng chưa đến mức bị cách chức hoặc bãi nhiệm.

Căn cứ quy định này, cán bộ miễn nhiệm sẽ chấm dứt chức vụ. Tuy nhiên, tại khoản 4 Điều 3 Quy định 260 lại quy định:

Khi chưa có quyết định thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, cho từ chức thì cán bộ vẫn phải tiếp tục thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Cán bộ sau khi miễn nhiệm, từ chức được xem xét, bố trí công tác phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị và trình độ, năng lực, sức khoẻ của cán bộ, có lưu ý đến nguyện vọng cá nhân

Như vậy, nếu chưa có quyết định miễn nhiệm thì cán bộ vẫn phải tiếp tục thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Đồng thời, sau khi miễn nhiệm, cán bộ sẽ được xem xét, bố trí công tác phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ và trình độ, năng lực, sức khỏe của cán bộ.

Lưu ý: Việc bố trí công tác phù hợp với cán bộ miễn nhiễm có lưu ý đến nguyện vọng cá nhân.

Từ những phân tích nêu trên, cán bộ khi chưa có quyết định miễn nhiệm thì vẫn phải tiếp tục thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Sau khi miễn nhiệm, cán bộ sẽ được xem xét, bố trí công tác phù hợp.

Trên đây là quy định về điều kiện miễn nhiệm cán bộ mới nhất. Nếu có thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được giải đáp, tư vấn nhanh nhất.

>> Quy trình miễn nhiệm cán bộ cập nhật mới nhất

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục