Điều kiện cán bộ, công chức cấp xã được chuyển lên cấp huyện

Cán bộ, công chức cấp xã để được chuyển lên cấp huyện phải đáp ứng một số điều kiện nhất định. Các điều kiện này hiện được quy định cụ thể tại Điều 25 của Nghị định 24/2010/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 161/2018/NĐ-CP và hướng dẫn của Thông tư 13/2010/TT-BNV.


5 điều kiện để cán bộ, công chức xã chuyển lên cấp huyện

Cán bộ cấp xã sau khi thôi giữ chức vụ theo nhiệm kỳ và công chức cấp xã được xem xét chuyển thành công chức cấp huyện nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Nếu là công chức cấp xã thì phải có thời gian là công chức cấp xã từ đủ 60 tháng trở lên (không kể thời gian tập sự, nếu có thời gian công tác không liên tục mà chưa nhận trợ cấp BHXH một lần thì được cộng dồn);

- Cơ quan sử dụng công chức có nhu cầu tuyển dụng theo cơ cấu ngạch công chức phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển dụng;

- Có đủ các tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức tương ứng với vị trí việc làm;

 - Có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao;

- Không trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích, đang bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.

Điều kiện cán bộ, công chức cấp xã được chuyển lên cấp huyện

Điều kiện cán bộ, công chức cấp xã được chuyển lên cấp huyện (Ảnh minh họa)


Chế độ lương của cán bộ, công chức xã chuyển lên cấp huyện

Khi được chuyển lên cấp huyện, công chức được bổ nhiệm vào ngạch công chức tương ứng với vị trí việc làm đảm nhiệm.

Việc xếp lương được thực hiện như sau:

- Đối với công chức cấp xã đang xếp lương như công chức hành chính: Tiếp tục hưởng bậc lương hiện hưởng.

- Đối với cán bộ cấp xã:

+ Trường hợp xếp lương như công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo: Tiếp tục hưởng bậc lương hiện hưởng.

Nếu công việc mới đảm nhiệm không có phụ cấp chức vụ lãnh đạo hoặc có mức phụ cấp thấp hơn thì được bảo lưu mức phụ cấp hiện hưởng trong 06 tháng.

+ Trường hợp đang xếp lương chức vụ: Được xếp lại lương vào ngạch được bổ nhiệm.

Nếu tổng hệ số lương theo ngạch, bậc cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) theo công việc mới đảm nhiệm thấp hơn so với hệ số lương chức vụ hiện thưởng thì được bảo lưu chênh lệch trong 06 tháng.

(Theo khoản 4 Điều 13 Thông tư 13/2010/TT-BNV).

Xem toàn bộ các bài viết liên quan đến Cán bộ - Công chức - Viên chức tại đây.

Lan Vũ

Đánh giá bài viết:
Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?
Rồi Chưa
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có bị trừ tỷ lệ lương hưu?

Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có bị trừ tỷ lệ lương hưu?

Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có bị trừ tỷ lệ lương hưu?

Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, khi sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Việc nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có bị trừ tỷ lệ lương hưu sẽ được thông tin trong nội dung dưới đây.

Cán bộ hưởng chế độ nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu thế nào?

Cán bộ hưởng chế độ nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu thế nào?

Cán bộ hưởng chế độ nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu thế nào?

Bên cạnh chính sách nghỉ hưu trước tuổi của cán bộ từ 01/01/2025, Nghị định 177/2024/NĐ-CP cũng đề cập đến chế độ nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu của cán bộ. Vậy cụ thể thế nào? Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây.