5 quy định mới về kiểm điểm Đảng viên từ cuối năm nay

Dưới đây là điểm mới trong kiểm điểm đánh giá xếp loại Đảng viên tại Quy định số 124-QĐ/TW vừa được Bộ Chính trị ban hành ngày 04/10/2023.

1. Thêm nhiều Đảng viên được miễn kiểm điểm

Một trong những nội dung đáng chú ý của điểm mới trong kiểm điểm đánh giá xếp loại Đảng viên tại Quy định số 124-QĐ/TW là thêm Đảng viên không phải kiểm điểm tự phê bình và phê bình.

Cụ thể, với cá nhân, khoản 2.1 Điều 2 Quy định 124 nêu rõ, Đảng viên trong toàn Đảng phải thực hiện điểm kiểm tự phê bình và phê bình trừ các đối tượng sau đây:

- Đảng viên được miễn công tác và được miễn sinh hoạt Đảng.

- Đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt Đảng.

- Đảng viên mới được kết nạp chưa đủ 06 tháng. Đồng nghĩa, Đảng viên này mới chỉ là Đảng viên dự bị và chưa hết thời gian dự bị.

Như vậy, so với quy định cũ tại Quy định số 132 năm 2018, chỉ loại trừ Đảng viên được miễn công tác và được miễn sinh hoạt Đảng thì Quy định 124 đã bổ sung thêm hai đối tượng được miễn kiểm điểm là Đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt Đảng và Đảng viên mới kết nạp chưa đủ 06 tháng.

2. Thay đổi nội dung kiểm điểm Đảng viên

Quy định 124 nêu rõ, nội dung kiểm điểm Đảng viên sẽ tập trung làm rõ kết quả đạt được, khuyết điểm, yếu kém, hạn chế và nguyên nhân, giải pháp cũng như thời gian khắc phục.

Trong khi đó, quy định cũ đã đưa ra nhiều nội dung kiểm điểm mới gồm: Thành tích nổi bật để phát huy; chỉ rõ khuyết điểm, yếu kém, hạn chế. Đồng thời, mỗi Đảng viên còn phải liên hệ với các biểu hiệu suy thoái tư tưởng chính trị, lối sống, đạo đức, diễn biến", "tự chuyển hóa".

Qua đó, Đảng viên có thể đưa ra được nguyên nhân của những hạn chế, khuyết điểm, yếu kém đó và đề ra giải pháp, thời gian khắc phục.

Nhiều nội dung kiểm điểm Đảng viên sẽ được áp dụng mới từ 04/10/2023
Nhiều nội dung kiểm điểm Đảng viên sẽ được áp dụng mới từ 04/10/2023 (Ảnh minh họa)

2.1 Quy định rõ nội dung kiểm điểm với từng đối tượng

Thay vì quy định chung nội dung kiểm điểm của tất cả các Đảng viên trong toàn Đảng trừ đối tượng không phải kiểm điểm như Quy định 132 thì tại khoản 2 Điều 6 Quy định 124, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã chia Đảng viên thành hai đối tượng cụ thể:

Cá nhân không phải lãnh đạo, quản lý

Cá nhân giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

- Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; việc thực hiện những điều Đảng viên không được làm; ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm nêu gương; tinh thần đoàn kết, thống nhất trong nội bộ; lề lối làm việc, tác phong; liên hệ biểu hiện về suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hóa.

- Việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, kết quả thực hiện chỉ tiêu được giao trong năm.

- Thực hiện cam kết rèn luyện, tu dưỡng, phấn đấu hằng năm.

- Những vấn đề được gợi ý kiểm điểm, khắc phục hạn chế, khuyết điểm…

- Các nội dung áp dụng với cá nhân không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

- Kết quả công tác lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo điều hành; thực hiện chức trách, nhiệm vụ; khả năng quy tụ, xây dựng đoàn kết nội bộ; mức độ hoàn thành nhiệm vụ dưới quyền quản lý.

- Tinh thần năng động, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, xử lý những vấn đề khó khăn, phức tạp, nhạy cảm; trách nhiệm trong công việc;

- Trách nhiệm nêu gương của bản thân, gia đình; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, sự tín nhiệm của Đảng viên, cán bộ.

Trong khi đó, với cá nhân, theo quy định cũ, sẽ kiểm điểm về các nội dung dưới đây:

- Về phẩm chất chính trị, lối sống, đạo đức; tác phong, lề lối làm việc; ý thức tổ chức kỷ luật; Liên hệ các biểu hiện về suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa".

- Trách nhiệm cá nhân liên quan đến kết quả, hạn chế, khuyết điểm ở lĩnh vực, địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị do mình phụ trách; Việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn và kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm.

- Việc thực hiện cam kết rèn luyện, tu dưỡng, phấn đấu hằng năm

- Việc khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã được cấp có thẩm quyền kết luận và được chỉ ra ở các kỳ kiểm điểm trước.

2.2 Nơi kiểm điểm

Một trong những điểm mới trong kiểm điểm đánh giá xếp loại Đảng viên là nơi kiểm điểm trong cách thức kiểm điểm được nêu tại khoản 2 Điều 7 Quy định 124. Cụ thể:

- Bổ sung nơi kiểm điểm mới cán bộ lãnh đạo, quản lý. Theo đó, về cơ bản, cán bộ lãnh đạo, quản lý sẽ thực hiện kiểm điểm ở 02 nơi là chi bộ nơi sinh hoạt và tập thể lãnh đạo, quản lý nơi làm việc. Tuy nhiên, quy định mới  còn bổ sung:

đánh giá, xếp loại chất lượng Đảng viên tại chi bộ, đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức ở nơi giữ chức vụ cao nhất.

- Bổ sung nơi kiểm điểm của cấp ủy là cấp ủy ở cấp nào thì thực hiện kiểm điểm tự phê bình và phê bình ở cấp đó.

- Không còn quy định việc kết hợp kiểm điểm tập thể lãnh đạo, quản lý tổ chức đoàn thể, cơ quan, đơn vị với tập thể, cá nhân thành viên ban cán sự Đảng, Đảng đoàn.

2.3 Thêm trách nhiệm trong kiểm điểm của Đảng viên

Không chỉ trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức Đang, tập thể lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu mà Quy định 124 còn bổ sung thêm trách nhiệm của cá nhân Đảng viên tại khoản 2 Điều 8. Cụ thể, cá nhân Đảng viên cần phải:

- Nêu cao trách nhiệm, sự gương mẫu trong kiểm điểm, phát huy tinh thần tự phê bình và phê bình.

- Đảng viên phải kiểm điểm một cách khách quan, thẳng thắn, trung thực, thực chất.

3. Thay đổi khung tiêu chí đánh giá, xếp loại Đảng viên

Tương tự như khi kiểm điểm Đảng viên, để đánh giá, xếp loại Đảng viên, Quy định 124 cũng đưa ra các khung tiêu chí theo hai đối tượng khác nhau. Cụ thể:

Đánh giá, xếp loại chung với các khung tiêu chí sau đây:

  • Về chính trị, tư tưởng; ý thức tổ chức kỷ luật; phẩm chất đạo đức, lối sống; giữ gìn đoàn kết nội bộ; chấp hành sự phân công của tổ chức; trách nhiệm, tác phong, lề lối, phương pháp làm việc;
  • Thực hiện Quy định những điều đảng viên không được làm; mức độ thực hiện cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm; công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”;
  • Tiêu chí về năng lực, uy tín; giữ mối liên hệ mật thiết, gắn bó với quần chúng nhân dân; trách nhiệm nêu gương, sự gương mẫu của bản thân và người có quan hệ gia đình; về kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao trong năm và phải được đưa ra cụ thể bằng các sản phẩm;
  • Kết quả khắc phục hạn chế, yếu kém, khuyết điểm đã được chỉ ra.

Riêng cá nhân là cán bộ lãnh đạo, quản lý hoặc thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ban Bí thư quản lý, Bộ Chính trị thì đánh giá theo tiêu chí chức danh trong quy định của Bộ Chính trị và phân cấp quản lý cán bộ.

Như vậy, so với quy định cũ, Bộ Chính trị đã bổ sung thêm nhiều tiêu chí, tiêu chuẩn được dùng để đánh giá, xếp loại Đảng viên.

Đảng viên vẫn được đánh giá, xếp loại theo 4 mức độ
Đảng viên vẫn được đánh giá, xếp loại theo 4 mức độ (Ảnh minh họa)

4. Quy trình đánh giá, xếp loại Đảng viên mới

Các thang đánh giá, xếp loại Đảng viên gồm 04 cấp độ gồm xuất sắc, tốt, trung bình và kém.

Cấp có thẩm quyền sẽ dựa vào khung tiêu chí đánh giá, tiêu chuẩn mức xếp loại chất lượng được quy định tại từng tập thể, áp dụng cho từng đối tượng của cơ quan và ý kiến của các cơ quan liên quan để đánh giá, xếp loại phù hợp.

Quy trình đánh giá, xếp loại Đảng viên được nêu tại Điều 11 Quy định 124 gồm các bước sau đây:

Bước 1: Cá nhân Đảng viên tự đánh giá, xếp loại và tự nhận một trong bốn mức đánh giá (xuất sắc, tốt, trung bình, kém) theo từng tiêu chí xếp loại.

Bước 2: Cơ quan tham mưu thẩm định và đề xuất mức xếp loại chất lượng cho từng Đảng viên căn cứ vào kết quả tự đánh giá, xếp loại của cá nhân và ý kiến tham gia của cơ quan có liên quan, cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ.

Bước 3: Cấp có thẩm quyền ra quyết định xếp loại chất lượng. Nếu sau khi có kết quả mà có đơn thư khiếu nại, tố cáo, có dấu hiệu vi phạm kỷ luật Đảng, hành chính, gây mất đoàn kết nội bộ thì sẽ được kiểm tra, xác minh, thẩm định và xem xét lại kết quả đánh giá, xếp loại này.

Ở bước này, Quy định mới đã giảm bớt khá nhiều thủ tục hành chính bởi theo quy định cũ, ở bước 3 sẽ gồm các công việc:

  • Cơ quan làm công tác tổ chức, cán bộ thẩm định kết quả tự đánh giá, kết quả tham gia đánh giá… và tổng hợp, đề xuất mức xếp loại chất lượng sau khi phối hợp cùng với cơ quan liên quan tham mưu.
  • Trên cơ sở đề xuất đó, cấp có thẩm quyền mới xem xét, quyết định việc đánh giá và xếp loại chất lượng hằng năm với từng cá nhân.

Đồng thời, quy định mới cũng nêu rõ sẽ kiểm tra, xem xét lại… nếu có đơn, thư tố cáo, khiếu nại. Trong khi quy định cũ không nêu rõ quy định này.

Tổng hợp 5 điểm mới trong kiểm điểm đánh giá xếp loại Đảng viên
Tổng hợp 5 điểm mới trong kiểm điểm đánh giá xếp loại Đảng viên (Ảnh minh họa)

5. Mức tiêu chí đánh giá, xếp loại Đảng viên gồm những gì?

Vẫn như quy định cũ, Đảng viên sẽ được đánh giá, xếp loại bằng một trong bốn mức gồm: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ và không hoàn thành nhiệm vụ. Cụ thể, các tiêu chí để xem xét, quyết định mức độ đánh giá, xếp loại như sau:

Mức xếp loại

Tiêu chí với Đảng viên

Tiêu chí với cán bộ lãnh đạo, quản lý

Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

- Là Đảng viên có nhiều thành tích nổi bật và trở thành điển hình để Đảng viên khác học tập, noi theo.

- Đạt tốt ở các tiêu chí đánh giá trong đó có kết quả thực hiện nhiệm vụ, chức trách được giao trong năm đều được đánh giá “Xuất sắc” bằng sản phẩm cụ thể.

- Hoàn thành 100% chỉ tiêu, nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra/theo công việc được giao đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, hiệu quả; trong đó có ít nhất 50% chỉ tiêu, nhiệm vụ hoàn thành vượt mức.

- Đáp ứng các tiêu chuẩn chung.

- Gương mẫu về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong lề lối, phương pháp làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật;

- Hoàn thành tất cả chỉ tiêu, nhiệm vụ ở địa phương, cơ quan, đơn vị, bộ phận, lĩnh vực mà mình trực tiếp phụ trách, trong đó có:

  • Ít nhất 50% chỉ tiêu (nhiệm vụ) cơ bản hoàn thành vượt mức;
  • 100% cơ quan, đơn vị thuộc quyền lãnh đạo, quản lý trực tiếp được xếp loại hoàn thành nhiệm vụ trở lên, trong đó có ít nhất 70% số đơn vị xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

Hoàn thành tốt nhiệm vụ

- Là Đảng viên đạt “Trung bình” trở lên ở các tiêu chí được đánh giá, trong đó có tiêu chí về kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao trong năm đều được đánh giá đạt “Tốt” trở lên bằng sản phẩm cụ thể.

- Hoàn thành 100% chỉ tiêu, nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra/theo công việc được giao đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, hiệu quả.

- Đáp ứng các tiêu chuẩn chung.

- Gương mẫu về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong lề lối, phương pháp làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật;

- Hoàn thành tất cả chỉ tiêu, nhiệm vụ ở địa phương, cơ quan, đơn vị, bộ phận, lĩnh vực mà mình trực tiếp phụ trách, trong đó có:

  • Ít nhất 80% số lượng công việc được giao hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng;
  • 100% cơ quan, đơn vị thuộc quyền lãnh đạo, quản lý trực tiếp được xếp loại hoàn thành nhiệm vụ trở lên.

Hoàn thành nhiệm vụ

- Là Đảng viên đạt “Trung bình” trở lên ở các tiêu chí cơ bản được đánh giá bằng sản phẩm cụ thể.

- Các nhiệm vụ được giao đều hoàn thành, có không quá 20% số tiêu chí chưa bảo đảm chất lượng, tiến độ.

- Đáp ứng các tiêu chuẩn chung.

- Gương mẫu về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong lề lối, phương pháp làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật;

- Hoàn thành trên 70% chỉ tiêu, nhiệm vụ ở địa phương, cơ quan, đơn vị, bộ phận, lĩnh vực mà mình trực tiếp phụ trách, trong đó có ít nhất 70% cơ quan, đơn vị do mình lãnh đạo, quản lý trực tiếp xếp loại hoàn thành nhiệm vụ.

Không hoàn thành nhiệm vụ

Là Đảng viên bị đánh giá kém ở các tiêu chí hoặc thuộc một trong các trường hợp:

- Có kết luận có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”;

- Vi phạm những điều Đảng viên không được làm hoặc trách nhiệm nêu gương, ảnh hưởng xấu đến uy tín của bản thân và cơ quan, đơn vị nơi công tác.

- Có trên 50% số tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ trong năm được đánh giá không hoàn thành.

- Có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu tín nhiệm trong năm đánh giá.

- Bị kỷ luật trong năm đánh giá (trừ trường hợp tự phát hiện và khắc phục xong hậu quả).

Địa phương, cơ quan, đơn vị, bộ phận, lĩnh vực mình trực tiếp phụ trách có một trong các biểu hiện dưới đây:

- Hoàn thành dưới 70% số chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, đề ra.

- Xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ;

- Cơ quan, đơn vị, cá nhân thuộc quyền lãnh đạo, quản lý trực tiếp của mình liên quan đến tham nhũng, tiêu cực và bị kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước (trừ trường hợp tự phát hiện và khắc phục xong hậu quả).

Trên đây là điểm mới trong kiểm điểm đánh giá xếp loại Đảng viên theo Quy định 124. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(5 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Tại dự thảo Nghị định mới đây, Bộ Quốc phòng đã đề xuất quy định mới về tiêu chí, tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn. Theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin cụ thể.

Thủ tục đề xuất đổi mới, sáng tạo thực hiện như thế nào?

Thủ tục đề xuất đổi mới, sáng tạo thực hiện như thế nào?

Thủ tục đề xuất đổi mới, sáng tạo thực hiện như thế nào?

Nhà nước luôn khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Bài viết này cung cấp thông tin giúp cán bộ thực hiện thủ tục đề xuất đổi mới sáng tạo với cấp trên theo quy định của pháp luật.