Đề xuất: Xét tuyển cử nhân Luật cho ngành lý lịch tư pháp

Xét tuyển cử nhân Luật cho ngành lý lịch tư pháp là một trong những nội dung đáng chú ý tại dự thảo Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành lý lịch tư pháp do Bộ Tư pháp xây dựng. 

Đề xuất xét tuyển cử nhân Luật cho ngành lý lịch tư pháp

Xét tuyển cử nhân Luật cho ngành lý lịch tư pháp
Đề xuất xét tuyển cử nhân Luật cho ngành lý lịch tư pháp (Ảnh minh họa)

Theo quy định tại Điều 2 của dự thảo Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành lý lịch tư pháp, viên chức ngành lý lịch tư pháp được phân hạng như sau:

- Hạng I - Mã số: V01.01.01

- Hạng II - Mã số: V01.01.02

- Hạng III - Mã số: V01.01.03

Theo đó, tiêu chuẩn về đào tạo của cả 03 hạng viên chức ngành lý lịch tư pháp đều yêu cầu:

- Phải tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành Luật;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp hoặc tương đương;

- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ ở trình độ tương đương các bậc theo quy định về khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.

Như vậy, nếu dự thảo được thông qua, cử nhân Luật sẽ có thể được xét tuyển trở thành viên chức ngành lý lịch tư pháp bên cạnh các tiêu chuẩn khác tùy theo từng hạng viên chức.

Bên cạnh đó, các trường hợp đã được bổ nhiệm vào ngạch trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành và đang làm trong ngạch lý lịch tư pháp thì sẽ được bổ nhiệm sang chức danh viên chức lý lịch tư pháp với phân hạng tương đương.

Tiêu chuẩn xét tuyển các hạng viên chức ngành lý lịch tư pháp

Xét tuyển cử nhân Luật cho ngành lý lịch tư pháp
Tiêu chuẩn xét tuyển các hạng viên chức ngành lý lịch tư pháp (Ảnh minh họa)

Tiêu chuẩn chung 

Theo quy định tại Điều 22 Luật viên chức 2010 số 58/2010/QH12, tiêu chuẩn chung để xét tuyển viên chức ngành lý lịch tư pháp là:

- Có quốc tịch Việt Nam, hiện đang cư trú tại Việt Nam.

- Đủ 18 tuổi trở lên.

- Có lý lịch rõ ràng.

- Có chứng chỉ tin học và ngoại ngữ theo quy định.

- Có đủ sức khỏe để làm việc, không bị mất/hạn chế năng lực hành vi dân sự.

- Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang bị chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa.

Tiêu chuẩn xét tuyển viên chức lý lịch tư pháp hạng I

- Tốt nghiệp chuyên ngành Luật trình độ Đại học trở lên.

- Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp hoặc chứng chỉ khác tương đương.

- Có kỹ năng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ trình độ tương đương bậc 4 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.

Tiêu chuẩn xét tuyển viên chức lý lịch tư pháp hạng II

- Tốt nghiệp chuyên ngành Luật trình độ Đại học trở lên.

- Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp hoặc chứng chỉ khác tương đương.

- Có kỹ năng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.

Tiêu chuẩn xét tuyển viên chức lý lịch tư pháp hạng III

- Tốt nghiệp chuyên ngành Luật trình độ Đại học trở lên.

- Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp hoặc chứng chỉ khác tương đương.

- Có kỹ năng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.

Theo đó, có thể thấy nếu dự thảo được ban hành, việc tốt nghiệp trình độ Đại học chuyên ngành Luật là yêu cầu tối thiểu để được xét tuyển viên chức chuyên ngành lý lịch tư pháp.

Trên đây là cập nhật của Luật Việt Nam về đề xuất xét tuyển cử nhân Luật cho ngành lý lịch tư pháp.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?
Rồi Chưa
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Quân nhân nghỉ hưu trước tuổi được hưởng những khoản trợ cấp nào?

Quân nhân nghỉ hưu trước tuổi được hưởng những khoản trợ cấp nào?

Quân nhân nghỉ hưu trước tuổi được hưởng những khoản trợ cấp nào?

Trước xu hướng tinh giản biên chế hiện nay, Bộ Quốc Phòng đã ban hành Thông tư 19/2025/TT-BQP hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy. Vậy quân nhân nghỉ hưu trước tuổi được hưởng những khoản trợ cấp nào?

Trường hợp nào chưa xem xét nghỉ việc theo Nghị định 178?

Trường hợp nào chưa xem xét nghỉ việc theo Nghị định 178?

Trường hợp nào chưa xem xét nghỉ việc theo Nghị định 178?

Thời gian gần đây, những thông tin mới nhất về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị luôn nhận được nhiều sự quan tâm, một trong số đó là chế độ dành cho cán bộ, công chức, viên chức. Dưới đây là bài viết về trường hợp nào chưa xem xét nghỉ việc theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP.