Đề xuất lương tham chiếu thay thế lương cơ sở: Cụ thể thế nào?

Mới đây đã có thông tin thay thế lương cơ sở bằng lương tham chiếu. Vậy đề xuất lương tham chiếu thay thế lương cơ sở là gì? Xác định thế nào? Cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây.

1. Lương cơ sở sẽ bị thay thế bằng 1 loại lương mới?

Đến ngày 01/7/2024, theo tinh thần của Nghị quyết 27-NQ/TW, cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang sẽ được cải cách tiền lương.

Kéo theo đó, một trong các yếu tố cụ thể để xây dựng bảo lương mới theo vị trí việc làm bằng con số cụ thể là bãi bỏ mức lương cơ sở hiện nay.

Tuy nhiên, mức lương cơ sở là căn cứ được sử dụng để tính lương và phụ cấp của cán bộ, công chức, viên chức cũng như các chế độ bảo hiểm trong đó có lương hưu, tăng mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…

Do đó, việc bãi bỏ mức lương cơ sở sẽ khiến không còn mức lương làm căn cứ để tính các chế độ bảo hiểm xã hội. Bởi vậy, theo thông tin mới nhất, tại dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã đề xuất lương tham chiếu thay thế lương cơ sở.

Như vậy, theo đề xuất mới nhất, lương cơ sở sẽ bị thay thế bằng một loại lương mới là mức lương tham chiếu dùng làm căn cứ tính chế độ bảo hiểm xã hội.

Đề xuất lương tham chiếu thay thế lương cơ sở như thế nào?

2. Đề xuất lương tham chiếu thay thế lương cơ sở như thế nào?

Tại Báo cáo số 234/BC-CP, trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, cụ thể là khoản 12 Điều 4 có đề cập đến mức tham chiếu như sau:

Điều 4: Mức tham chiếu là mức tiền do Chính phủ quy định dùng để tính mức đóng, mức hưởng một số chế độ bảo hiểm xã hội trong Luật này. Mức tham chiếu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế và phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước, quỹ bảo hiểm xã hội. - trích VTV

Đồng thời, hiện nay, các cơ quan của Chính phủ cũng đang tính toán lại phương án tính mức lương tham chiếu để đảm bảo không thấp hơn mức lương cơ sở cũng như đảm bảo quyền và lợi ích của hàng chục triệu người dân đang hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.

Do đó, nhiều đại biểu đã đề xuất cần phải xem xét lại mức lương tham chiếu này.

Ngoài ra, thảo luận về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội, theo Thông tin Chính phủ có một số nội dung khác đáng chú ý như:

- Đề xuất nâng mức trợ cấp một lần bằng 0,5 lần mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH tính đến tuổi nghỉ hưu.

- Đề xuất về tuổi hưởng lương hưu của từng đối tượng phải tách biệt như, tuổi của công nhân lao động, giáo viên trong cơ sở giáo dục (đặc biệt giáo viên mầm non) được cho vào nhóm giảm độ tuổi nghỉ hưu do thuộc đối tượng lao động có công việc nặng nhọc, độc hại...

Đề xuất lương tham chiếu thay thế lương cơ sở như thế nào?
Đề xuất lương tham chiếu thay lương cơ sở như thế nào? (Ảnh minh họa)

3. Cải cách tiền lương, chế độ bảo hiểm thay đổi thế nào?

Tại dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội trước đó, khi cải cách tiền lương, tức là bỏ lương cơ sở, các chế độ bảo hiểm xã hội được đề xuất áp dụng theo con số cụ thể như sau:

- Các khoản trợ cấp BHXH:

  • Trợ cấp dưỡng sức, phụ hồi sức khỏe sau ốm đau: Đề xuất hưởng 540.000 đồng/ngày.
  • Trợ cấp 1 lần khi sinh con, nhận nuôi con nuôi: Đề xuất hưởng 3,6 triệu đồng cho một con.
  • Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản: Đề xuất hưởng 540.000 đồng/ngày.
  • Trợ cấp mai táng: Đề xuất hưởng mai táng 18 triệu đồng.
  • Trợ cấp tuất hằng tháng: Nếu không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì tiền trợ cấp tuất hằng tháng đang được đề xuất là 1,26 triệu đồng/tháng và các trường hợp còn lại đang được đề xuất là 900.000 đồng/tháng.

- Lương hưu: Hiện công thức tính lương hưu đang được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội và khoản tiền lương đóng hằng tháng. Khi bãi bỏ mức lương cơ sở, áp dụng bằng con số cụ thể thì lương hưu cũng sẽ thay đổi cách tính.

Tuy nhiên, hiện chưa có thông tin về bảng lương theo vị trí việc làm bằng con số cụ thể nên cách tính lương hưu cũng chưa được đề xuất sẽ sử dụng cách tính thế nào.

Nếu tương lai, đề xuất thay thế lương cơ sở bằng lương tham chiếu được áp dụng thì khi đó, lương hưu sẽ được tính theo lương tham chiếu bằng công thức sẽ được nghiên cứu trong thời gian tới đây.

Trong phiên họp ngày 15/3/2024, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội đã đề xuất ba nhóm sẽ được điều chỉnh lương hưu gồm:

  • Nhóm những người nghỉ hưu thông thường và là nhóm phổ biến nhất. Nhóm này được Bộ đề xuất điều chỉnh lương hưu không thấp hơn 50% mức tăng lương sau cải cách.
  • Nhóm người nghỉ hưu trước 01/7/2024. Bộ này đề xuất nhóm này sẽ được bù thêm lương hưu để giảm chênh lệch giữa người nghỉ trước và sau 01/7/2024.
  • Nhóm người nghỉ hưu trước 1995. Đây là nhóm dự kiến sẽ được hưởng chính sách đặc biệt nhằm đẩy mức lương hưu lên cao hơn nữa.

Nhìn chung, mức lương cơ sở bị bãi bỏ sẽ làm ảnh hưởng khá lớn đến các chế độ bảo hiểm xã hội trong đó có đề xuất lương tham chiếu thay thế lương cơ sở. Đây mới dừng lại là đề xuất mà chính sách này cần phải nghiên cứu thêm trong thời gian tới.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mức tiền thưởng của Đảng viên khi lương cơ sở tăng lên 2,34 triệu đồng/tháng

Mức tiền thưởng của Đảng viên khi lương cơ sở tăng lên 2,34 triệu đồng/tháng

Mức tiền thưởng của Đảng viên khi lương cơ sở tăng lên 2,34 triệu đồng/tháng

Lương cơ sở tăng từ 01/7/2024 không chỉ ảnh hưởng đến lương, thưởng của cán bộ, công chức, viên chức mà với Đảng viên cũng có tác động không nhỏ. Đó là thay đổi lớn về mức tiền thưởng của Đảng viên khi lương cơ sở tăng lên 2,34 triệu đồng/tháng.

Từ 01/7/2024, có 1 khoản phụ cấp chỉ có quân đội, công an được hưởng

Từ 01/7/2024, có 1 khoản phụ cấp chỉ có quân đội, công an được hưởng

Từ 01/7/2024, có 1 khoản phụ cấp chỉ có quân đội, công an được hưởng

Sắp cải cách tiền lương, vấn đề lương, thưởng vẫn luôn là vấn đề nóng được rất nhiều người quan tâm. Trong đó, đáng chú ý là có 01 khoản phụ cấp chỉ có quân đội công an được hưởng từ 01/7/2024. Chi tiết sẽ có tại bài viết dưới đây.