Mới nhất: Danh sách các Bộ dự kiến sáp nhập

Với phương án sắp xếp, sáp nhập mới, sẽ thực hiện tinh gọn 05 Bộ, 02 cơ quan trực thuộc Chính phủ trong thời gian tới.

Danh sách các Bộ dự kiến sáp nhập trong thời gian tới

Theo tinh thần của Nghị quyết số 18-NQ/TW, sáng ngày 01/12 vừa qua, tại buổi Hội nghị toàn quốc do Bộ Chính trị và Ban Bí thư chủ trì đã nêu bật việc nghiên cứu sáp nhập, kết thúc hoạt động của 01 số Bộ, cơ quan ngang Bộ và trực thuộc Trung ương nhằm tinh giản biên chế, cơ cấu lại chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong thời gian tới.

Dự kiến việc sáp nhập, kết thúc hoạt động của một số Bộ ngành trong thời gian tới được thực hiện như sau:

- Thực hiện sáp nhập Bộ Kế hoạch và Đầu tư với Bộ Tài chính.

- Thực hiện sáp nhập Bộ Giao thông vận tải với Bộ Xây dựng.

- Thực hiện sáp nhập Bộ Thông tin Truyền thông với Bộ Khoa học và Công nghệ để tập trung thực hiện quản lý về khoa học công nghệ, chuyển đổi số toàn quốc. Một số nhiệm vụ khác sẽ được chuyển cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giáo dục và Đào tạo cùng các cơ quan ban ngành liên quan.

- Thực hiện sáp nhập Bộ Tài nguyên và Môi trường với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện quản lý nhà nước về nông nghiệp, tài nguyên môi trường. Một số nhiệm vụ khác sẽ được chuyển cho cơ quan ban ngành liên quan.

- Kết thúc hoạt động của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, chuyển hết nhiệm vụ về Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Dân tộc cùng các cơ quan ban ngành có liên quan.

- Kết thúc hoạt động của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia Việt Nam, chuyển nhiệm vụ về Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan. Cùng đó, chuyển Ban Tôn giáo Chính phủ về Ủy ban Dân tộc, thành lập Ủy ban Dân tộc - Tôn giáo.

- Kết thúc hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, chuyển nhiệm vụ về Bộ Tài chính cùng các cơ quan bộ ngành liên quan.

- Kết thúc hoạt động của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia Việt Nam, chuyển nhiệm vụ về Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan.

- Chuyển Ban Tôn giáo Chính phủ về Ủy ban dân tộc để thành lập Ủy ban dân tộc - tôn giáo.

- Nghiên cứu kết thúc mô hình Tổng cục trực thuộc các Bộ, cụ thể:

  • Sắp xếp lại các đơn vị như Kho bạc Nhà nước, Tổng cục thuế, Tổng cục hải quan, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tổng cục thi hành án dân sự, Tổng cục quản lý thị trường, Chi nhánh ngân hàng nhà nước các tỉnh, thành phố…
  • Sắp xếp lại mô hình tổ chức 01 số đơn vị bên trong thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ hoặc thuộc Chính phủ theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

- Sắp xếp lại 02 Viện hàn lâm khoa học và 02 Đại học Quốc gia và Học viện Hành chính Quốc gia theo hướng sáp nhập vào Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nhằm đảm bảo tính hiệu quả và phát huy được nhiệm vụ nghiên cứu, đào tạo.

- Nghiên cứu, đề xuất kết thúc mô hình tổng cục trực thuộc các bộ, trước hết là sắp xếp các đơn vị như Kho bạc Nhà nước, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Tổng cục Thi hành án dân sự, Tổng cục Quản lý thị trường, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước các tỉnh, thành phố...

- Nghiên cứu kết thúc hoạt động của Truyền hình Thông tấn, Truyền hình VOV, chuyển chức năng nhiệm vụ liên quan về Đài Truyền hình Việt Nam. Cùng đó, nghiên cứu tiếp tục sắp xếp các cơ quan báo chí của các bộ, ngành.

Nếu thực hiện sáp nhập và kết thúc hoạt động của một số Bộ, ngành như trên thì dự kiến sẽ tối thiểu giảm được 05 Bộ, 02 cơ quan thuộc Chính phủ trực thuộc Chính phủ trong thời gian tới. 

Dự kiến sẽ triển khai phương án giảm 5 bộ, 2 cơ quan thuộc Chính phủ (Ảnh minh họa)

Giảm 4 ủy ban, 2 cơ quan Quốc hội

Đối với các cơ quan của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ nghiên cứu thực hiện sáp nhập, kết thúc hoạt động của một số cơ quan của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo hướng như sau:

- Sáp nhập Ủy ban Kinh tế với Ủy ban Tài chính - Ngân sách; Ủy ban Xã hội với Ủy ban Văn hóa - Giáo dục.

​- Sáp nhập Ủy ban Tư pháp với Ủy ban Pháp luật.

- Kết thúc hoạt động của Ủy ban Đối ngoại, chuyển nhiệm vụ chính về Bộ Ngoại giao.

- Tinh gọn mô hình Tổng thư ký, Phó tổng thư ký và Ban Thư ký Quốc hội; nghiên cứu chuyển các vụ chuyên môn của Văn phòng Quốc hội về trực thuộc các Ủy ban của Quốc hội, các ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

- Kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp, chuyển chức năng, nhiệm vụ về các cơ quan liên quan của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

- Nghiên cứu kết thúc hoạt động của Truyền hình Quốc hội, chuyển chức năng, nhiệm vụ liên quan về Đài Truyền hình Việt Nam.

- Sẽ không bố trí chức danh ủy viên thường trực, ủy viên chuyên trách tại Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; các ủy ban của Quốc hội có chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, đại biểu Quốc hội chuyên trách.

Nếu thực hiện phương án này thì tới đây, sẽ giảm thiểu được 4 ủy ban của Quốc hội và 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Lưu ý: Hiện Bộ Chính trị đã ra chủ trương tạm dừng việc bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử giữ chức vụ cao hơn đối với các cơ quan, đơn vị thuộc diện dự kiến phải sắp xếp, tinh gọn (trừ những trường hợp thật sự cần thiết). Theo đó, sẽ tạm dừng việc tuyển công chức từ ngày 01/12/2024 cho đến khi hoàn thành việc sắp xếp tổ chức bộ máy theo định hướng của Trung ương.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(8 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Tạm dừng bổ nhiệm, tuyển dụng công chức đến bao giờ?

Thông tin về việc tạm dừng bổ nhiệm, tuyển dụng công chức từ 01/12/2024 được nhiều người quan tâm. Cụ thể về điều này thế nào, việc tạm dừng bổ nhiệm, tuyển dụng sẽ áp dụng đến khi nào. Cùng theo dõi nội dung dưới đây.