Đảng viên vi phạm đạo đức, lối sống bị kỷ luật thế nào?

Đạo đức, lối sống lành mạnh là một trong những yêu cầu của Đảng viên hiện nay. Vậy nếu Đảng viên vi phạm quy định này thì bị kỷ luật thế nào?


Tiêu chuẩn đạo đức, lối sống của Đảng viên là gì?

Theo Điều 1 Điều lệ Đảng, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân;

- Chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước;

- Có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh;

- Gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.

Trong đó, theo điểm a khoản 3.2 Điều 3 Hướng dẫn số 21-HD/BTCTW, phẩm chất đạo đức, lối sống được quy định gồm:

- Kết quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh;

- Việc giữ gìn đạo đức, lối sống, phát huy tính tiên phong, gương mẫu của người Đảng viên và quan hệ mật thiết với nhân dân;

- Tinh thần cầu thị, lắng nghe, tiếp thu sửa chữa khuyết điểm và đấu tranh với các biểu hiện quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực;

- Ý thức xây dựng địa phương, cơ quan, đơn vị và giữ gìn đoàn kết nội bộ.

Đây cũng là 1 trong những các tiêu chí về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và khung tiêu chí đánh giá của Đảng viên.

dang vien vi pham dao duc loi song
Đảng viên vi phạm đạo đức lối sống bị kỷ luật thế nào? (Ảnh minh họa)


Kê khai tài sản không trung thực là suy thoái đạo đức, lối sống?

Theo khoản 2 mục II Nghị quyết 04/NQ-TW, kê khai tài sản, thu nhập không trung thực là biểu hiện suy thoái đạo đức, lối sống. Ngoài ra, các biểu hiện khác được liệt kê gồm:

- Cá nhân chủ nghĩa, sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi; chỉ lo thu vén cá nhân, không quan tâm đến lợi ích tập thể; ganh ghét, đố kỵ, so bì, tị nạnh, không muốn người khác hơn mình.

- Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, gây mất đoàn kết nội bộ; đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình thức; cục bộ, bè phái, kèn cựa địa vị, tranh chức, tranh quyền; độc đoán, gia trưởng, thiếu dân chủ trong chỉ đạo, điều hành.

- Mắc bệnh “thành tích”, háo danh, phô trương, che dấu khuyết điểm, thổi phồng thành tích, “đánh bóng” tên tuổi; thích được đề cao, ca ngợi; “chạy thành tích”, “chạy khen thưởng”, “chạy danh hiệu”.

- Quan liêu, xa rời quần chúng, không sâu sát cơ sở, thiếu kiểm tra, đôn đốc, không nắm chắc tình hình địa phương, cơ quan, đơn vị mình; thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi chính đáng của nhân dân.

- Quyết định hoặc tổ chức thực hiện gây lãng phí, thất thoát tài chính, tài sản, ngân sách Nhà nước, đất đai, tài nguyên...; đầu tư công tràn lan, hiệu quả thấp hoặc không hiệu quả; mua sắm, sử dụng tài sản công vượt quy định; chi tiêu công quỹ tuỳ tiện, vô nguyên tắc…

- Tham ô, tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn cấu kết với doanh nghiệp, với đối tượng khác để trục lợi. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao để dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực.

- Thao túng trong công tác cán bộ; chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy luân chuyển, chạy bằng cấp, chạy tội... Sử dụng quyền lực được giao để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi.

- Đánh bạc, rượu chè bê tha, mê tín dị đoan, ủng hộ hoặc tham gia các tổ chức tôn giáo bất hợp pháp…

Như vậy, có thể thấy, việc Đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức không kê khai tài sản, thu nhập trung thực là biểu hiện của việc suy thoái đạo đức, lối sống.

Vi phạm đạo đức, lối sống, Đảng viên bị kỷ luật thế nào?

Như phân tích ở trên, đạo đức, lối sống là một trong những tiêu chí dùng để đánh giá, xếp loại chất lượng với Đảng viên. Theo Điều 7 Quy định 102-QĐ/TW, nếu vi phạm - có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, Đảng viên có thể bị kỷ luật như sau:

- Gây hậu quả ít nghiêm trọng: Khiển trách;

- Đã bị khiển trách mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả nghiêm trọng: Cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ);

- Nếu gây hậu quả rất nghiêm trọng: Khai trừ.

Như vậy, căn cứ vào mức độ vi phạm về đạo đức, lối sống, Đảng viên có thể bị khiển trách, cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ) thậm chí là khai trừ khỏi Đảng.

Trên đây là quy định về việc kỷ luật Đảng viên vi phạm đạo đức, lối sống. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900 6192 để được tư vấn, giải đáp.

>> Mẫu Bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm và cách viết

Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục