Khi nào Đảng viên được miễn sinh hoạt Đảng?

Ngoài việc tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức... Đảng viên còn phải đóng Đảng phí đúng quy định và sinh hoạt Đảng.


Khi nào Đảng viên được miễn sinh hoạt Đảng?

Đảng viên phải thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình, để xứng đáng là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam. Theo đó, tại Điều 2 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng viên có nhiệm vụ:

- Chấp hành nghiêm Điều lệ Đảng, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; Phục tùng tuyệt đối sự phân công, điều động của Đảng;

- Thường xuyên tự phê bình và phê bình, làm công tác phát triển Đảng viên, sinh hoạt Đảng và Đóng Đảng phí đúng quy định...

Do đó, có thể thấy, việc sinh hoạt Đảng là một trong những nhiệm vụ chủ yếu mà mỗi Đảng viên phải tuyệt đối chấp hành. Tuy vậy, cũng tại Điều 7 Điều lệ Đảng, Đảng viên cao tuổi, sức yếu, tự nguyện xin giảm, miễn công tác và sinh hoạt Đảng sẽ do chi bộ xem xét, quyết định.

Đây cũng là quy định nêu tại Quy định 29/QĐ-TW năm 2016:

Đảng viên tuổi cao, sức khỏe yếu, không thể tham gia sinh hoạt đảng được, tự làm đơn hoặc trực tiếp báo cáo với chi bộ xin giảm, miễn công tác và sinh hoạt đảng, chi bộ xem xét, quyết định.

Để hướng dẫn chi tiết quy định này, Hướng dẫn 09 nêu các điều kiện cụ thể để Đảng viên tuổi cao, sức yếu được miễn sinh hoạt Đảng:

- Do tuổi tác nên không tham gia sinh hoạt Đảng được. Và để được xem xét miễn sinh hoạt Đảng thì phải có giấy xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;

- Phải tự làm đơn hoặc trực tiếp báo cáo với chi bộ xin miễn sinh hoạt Đảng.

Ngoài ra, nếu khi vì sức khỏe yếu, tuổi cao thì Hướng dẫn nêu thêm các trường hợp cụ thể như sau:

- Do phải điều trị bệnh dài ngày hoặc điều trị bệnh ở xa nơi cư trú;

- Ra nước ngoài làm nhiệm vụ đơn lẻ, vì việc riêng như du lịch, chữa bệnh... Đi lao động đơn lẻ, ở vùng xa, không có tổ chức Đảng hoặc điều kiện đi lại khó khăn, không thể tham gia sinh hoạt Đảng;

- Đi làm việc lưu động ở các đơn vị trong nước dưới 01 năm, việc làm không ổn định hoặc ở những nơi chưa có tổ chức Đảng, không có điều kiện trở về tham gia sinh hoạt chi bộ;

- Là cán bộ, công chức nghỉ công tác chờ đến tuổi hưu có nguyện vọng được miễn sinh hoạt Đảng trong thời gian này;

- Đảng viên nữ trong thời gian nghỉ sinh con có nguyện vọng miễn sinh hoạt Đảng.

Trong những trường hợp này, Đảng viên cũng phải làm đơn nêu rõ lý do và thời gian xin miễn sinh hoạt Đảng để chi bộ xem xét, ra nghị quyết, đề nghị cấp ủy cơ sở xét, ra quyết định.

Do đó, có thể thấy, không chỉ vì tuổi cao, sức yếu không thể sinh hoạt Đảng được mà trong 5 trường hợp khác, Đảng viên làm đơn nêu rõ lý do, thời gian miễn sinh hoạt Đảng đều có thể được xét và đồng ý.

Như vậy, có 06 trường hợp Đảng viên sẽ được xem xét, đồng ý cho miễn sinh hoạt Đảng. Đặc biệt, trong thời gian miễn sinh hoạt Đảng, Đảng viên vẫn phải đóng Đảng phí (Hướng dẫn 27-HD của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 26/3/2009).

Đảng viên được miễn sinh hoạt Đảng

6 trường hợp Đảng viên được miễn sinh hoạt Đảng (Ảnh minh họa)

Bỏ sinh hoạt Đảng không có lý do, Đảng viên sẽ bị kỷ luật

Mặc dù Đảng viên nếu có nguyện vọng, có đơn xin miễn sinh hoạt Đảng sẽ được chi bộ xem xét nhưng chỉ trong phạm vi 06 trường hợp nêu trên. Nếu không có lý do chính đáng mà “trốn” sinh hoạt Đảng, Đảng viên có thể sẽ bị kỷ luật?

Theo đó, tại mục 8.1 Điều 8 Quy định 29 năm 2016 nêu rõ:

Chi bộ xem xét, đề nghị cấp ủy quyết định xóa tên trong danh sách Đảng viên với Đảng viên bỏ sinh hoạt Đảng hoặc không đóng Đảng phí ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng

Do đó, nếu không sinh hoạt Đảng mà không có lý do, theo quy định trên, Đảng viên có thể sẽ bị xem xét xóa tên trong danh sách Đảng của cấp ủy đó.

Đáng chú ý, các đối tượng đã bị xóa tên, nếu trước đây tự bỏ sinh hoạt Đảng thì không được xem xét, kết nạp lại.

Đồng thời, theo Quy định 102-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Đảng viên sẽ bị kỷ luật nếu vi phạm các quy định về sinh hoạt Đảng:

- Không thực hiện đúng các nguyên tắc sinh hoạt Đảng;

- Cố ý không chấp hành quyết định bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, phân công công tác, nghỉ chế độ, chuyển sinh hoạt Đảng theo quy định;

- Thực hiện không đúng quy định về chuyển sinh hoạt Đảng của Đảng viên;

- Nộp hồ sơ chuyển sinh hoạt Đảng không đúng quy định;

- Không thực hiện viết phiếu báo chuyển sinh hoạt đảng của Đảng viên.

Do đó, mặc dù việc kỷ luật Đảng viên thực hiện theo Quy định này nhưng không có hình thức kỷ luật nào áp dụng với việc Đảng viên “trốn” sinh hoạt Đảng không có lý do chính đáng.

Như vậy, Đảng viên tự ý bỏ sinh hoạt Đảng không thuộc trường hợp bị kỷ luật. Nếu không có lý do chính đáng mà bỏ sinh hoạt từ 03 tháng trở lên thì sẽ bị xem xét xóa tên khỏi danh sách Đảng viên.

>> Mẫu Đơn xin chuyển sinh hoạt Đảng dành cho mọi Đảng viên

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:
(4 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.

4 quy định về nâng lương trước hạn do lập thành tích xuất sắc

4 quy định về nâng lương trước hạn do lập thành tích xuất sắc

4 quy định về nâng lương trước hạn do lập thành tích xuất sắc

Hiện nay, có 02 trường hợp công chức được nâng lương trước hạn: Do lập thành tích xuất sắc và khi có thông báo nghỉ hưu. Dưới đây là 04 điểm quan trọng mà công chức nào cũng nên biết về việc nâng lương trước hạn do lập thành tích xuất sắc trong công việc.