So với Đảng viên chính thức, Đảng viên dự bị không có quyền nào?

Trước khi được kết nạp vào Đảng chính thức, người được kết nạp phải trải qua thời gian dự bị. Vậy so với khi đã trở thành Đảng viên chính thức thì Đảng viên dự bị có những quyền nào và Đảng viên dự bị không có quyền nào?

Đảng viên dự bị là gì?

Để tìm hiểu Đảng viên dự bị không có quyền nào trước hết cần biết Đảng viên dự bị là ai. Điều 5 Điều lệ Đảng nêu rõ:

1. Người được kết nạp vào Đảng phải trải qua thời kỳ dự bị mười hai tháng, tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp. Trong thời kỳ dự bị, chi bộ tiếp tục giáo dục, rèn luyện và phân công đảng viên chính thức giúp đảng viên đó tiến bộ.

Có thể thấy, hiện nay trong Điều lệ Đảng cũng như các văn bản khác liên quan đều không có định nghĩa cụ thể về Đảng viên dự bị mà chỉ có điều kiện để Đảng viên dự bị được kết nạp vào Đảng viên chính thức.

Có thể hiểu, Đảng viên dự bị là đối tượng chưa được kết nạp làm Đảng viên chính thức nhưng đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của một Đảng viên, đang trải qua thời gian “dự bị” (có thể hiểu là thời gian thử thách) trước khi được chuyển sang chính thức.

Trong giai đoạn dự bị, Đảng viên dự bị sẽ tiếp tục được cấp uỷ, cơ sở Đảng giáo dục và bản thân người Đảng viên dự bị cũng phải tự rèn luyện, nâng cao năng lực, chuyên môn và sẽ có Đảng viên chính thức hướng dẫn, giúp đỡ Đảng viên dự bị đó tiến bộ.

Theo đó, quần chúng cần đáp ứng các điều kiện sau đây để được kết nạp vào Đảng viên dự bị:

- Độ tuổi: Từ đủ 18 tuổi đến đủ 60 tuổi tại thời điểm chi bộ xét kết nạp. Riêng người trên 60 tuổi sẽ được kết nạp khi cấp uỷ căn cứ vào sức khoẻ, uy tín, nơi ở/công tác đã có tổ chức Đảng hoặc đã có Đảng viên nào hay chưa…

- Trình độ học vấn: Từ trung học cơ sở trở lên. Nếu sống ở miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số, hảo đảo, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn về kinh tế, xã hội thì trình độ học vấn có thể chỉ cần tốt nghiệp tiểu học…

- Đáp ứng các điều kiện: Thừa nhận, tự nguyện thực hiện cương lĩnh, điều lệ Đảng; là người ưu tú, được người dân tín nhiệm; có lý lịch rõ ràng, trong sáng; do 02 Đảng viên chính thức giới thiệu và trải qua thời gian dự bị 12 tháng.

Xem chi tiết: Điều kiện kết nạp Đảng viên mới nhất

dang vien du bi khong co quyen nao

Đảng viên dự bị không có quyền nào?

Khoản 4 Điều 3 Điều lệ Đảng khẳng định:

Điều 3.

Đảng viên có quyền:

[…] Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng.

Theo đó, Đảng viên dự bị sẽ có các quyền sau đây:

- Được thông tin, thảo luận các vấn đề về Điều lệ Đảng; đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; Cương lĩnh chính trị;

- Đề cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng.

- Phê bình, chất vấn hoạt động của tổ chức Đảng, Đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức;

- Báo cáo, kiến nghị gửi đến các cơ quan có trách nhiệm và được quyền yêu cầu các cơ quan này trả lời.

- Khi tổ chức Đảng nhận xét, quyết định công tác hay thi hành kỷ luật với mình, Đảng viên dự bị sẽ được trình bày ý kiến của bản thân.

Riêng quyền được đề cử trực tiếp của Đảng viên dự bị, tại Quy chế bầu cử của Đảng tại Quyết định 244/QĐ-TW năm 2014 có nêu:

2- Ở đại hội đảng viên, đảng viên chính thức, đảng viên sinh hoạt tạm thời và đảng viên dự bị đều có quyền đề cử đảng viên chính thức của đảng bộ, chi bộ để được bầu làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên hoặc để được bầu vào cấp uỷ cấp mình.

(khoản 2 Điều 11 Quyết định 244)

Hoặc, quyền ứng cử làm đại biểu dự đại hội Đảng bộ cấp trên của Đảng viên dự bị, Điều 14 Quyết định 244 quy định:

Điều 14: Ứng cử, đề cử làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên trực tiếp

1- Ở đại hội đảng viên, chỉ đảng viên chính thức mới được ứng cử ở đại hội cấp mình để đại hội bầu làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên. Đảng viên chính thức, đảng viên sinh hoạt tạm thời và đảng viên dự bị có quyền đề cử đảng viên chính thức để đại hội bầu làm đại biểu dự đại hội cấp trên.

Về quyền bầu cử, khoản 2 Điều 15 Quyết định 244 cũng nêu:

2- Ở đại hội đảng viên, đảng viên sinh hoạt tạm thời và đảng viên dự bị không có quyền bầu cử.

Như vậy, theo quy định này, so với Đảng viên chính thức, Đảng viên dự bị không có quyền bỏ phiếu đại hội, quyền biểu quyết cũng như quyền ứng cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng. Đối tượng này chỉ có quyền đề cử Đảng viên chính thức để người này được đại hội bầu làm đại biểu dự đại hội cấp trên.

Trên đây là quy định về: Đảng viên dự bị không có quyền nào? Nếu còn gặp vướng mắc trong bài viết hoặc trong quá trình sinh hoạt Đảng, độc giả có thể liên hệ ngay đến 1900.6192 để được chuyên gia pháp lý của LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.