Đảng viên dự bị có phải đóng Đảng phí không?
Đóng Đảng phí là một trong những nghĩa vụ của Đảng viên theo quy định của Điều lệ Đảng. Tuy nhiên, Đảng viên dự bị liệu có phải đóng Đảng phí không?
Đối tượng nào phải đóng Đảng phí?
Theo quy định tại Điều 5 Điều lệ Đảng, người được kết nạp vào Đảng phải trải qua thời kỳ dự bị 12 tháng tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp. Trong thời gian dự bị, chi bộ tiếp tục giáo dục, rèn luyện để Đảng viên này tiến bộ.
Đồng thời, các đối tượng phải đóng Đảng phí được Bộ Chính trị quy định cụ thể tại Quy định về chế độ Đảng phí ban hành kèm theo Quyết định số 342/QĐ-TW ngày 28/12/2010 gồm:
- Đảng viên trong các cơ quan hành chính, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang;
- Đảng viên hưởng lương bảo hiểm xã hội;
- Đảng viên làm việc trong các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức kinh tế;
- Đảng viên khác ở trong nước bao gồm đảng viên nông nghiệp, nông thôn, đảng viên là học sinh, sinh viên…;
- Đảng viên sống, học tập, làm việc ở ngoài nước.
Đặc biệt, dù Đảng viên đã được miễn sinh hoạt Đảng nhưng theo quy định tại Hướng dẫn số 27-HD/BTCTW ngày 26/3/2009, Đảng viên vẫn phải giữ gìn tư cách Đảng viên và đóng Đảng phí theo quy định.
Như vậy, khi đã là Đảng viên thì phải thực hiện nghĩa vụ nộp Đảng phí mà không phân biệt Đảng viên chính thức hay Đảng viên dự bị.

Đảng viên dự bị có phải đóng Đảng phí không? (Ảnh minh họa)
Không đóng Đảng phí, Đảng viên bị xử lý thế nào?
Theo phân tích ở trên, nộp Đảng phí là quyền và nghĩa vụ của Đảng viên. Đảng viên sẽ đóng Đảng phí ở chi bộ nơi mình sinh hoạt.
Đồng thời, theo tiết c điểm 6.3.2 khoản 6.3 Điều 6 Quy định 29-QĐ/TW, nếu Đảng viên sinh hoạt Đảng tạm thời thì đóng Đảng phí ở chi bộ nơi sinh hoạt Đảng tạm thời đó.
Về việc không đóng Đảng phí, Điều 8 Điều lệ Đảng nêu rõ:
Đảng viên không đóng Đảng phí ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng thì chi bộ xem xét, đề nghị lên cấp có thẩm quyền xoá tên trong danh sách Đảng viên.
Đây cũng là quy định được Ban Chấp hành Trung ương Đảng nêu tại khoản 8.1 Điều 8 Quy định 29 năm 2016. Tuy nhiên, nếu có khiếu nại về việc xóa tên Đảng viên, việc giải quyết khiếu nại được thực hiện như sau:
- Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định xóa tên, Đảng viên có quyền khiếu nại với cấp ủy cấp trên cho đến Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Cơ quan tổ chức của cấp ủy có trách nhiệm nghiên cứu giúp cấp ủy giải quyết khiếu nại. Thời gian giải quyết khiếu nại không quá 90 ngày với cấp tỉnh, huyện và không quá 180 ngày là việc với cấp Trung ương kể từ ngày nhận được khiếu nại.
Tuy nhiên, nếu quá thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày Đảng viên nhận được quyết định xóa tên, đã được cấp có thẩm quyền cao nhất xem xét, kết luận; cá nhân hoặc tập thể khiếu nại hộ… thì không giải quyết.
Nói tóm lại, Đảng viên dự bị vẫn phải đóng Đảng phí. Đồng thời, nếu không đóng Đảng phí thì Đảng viên sẽ bị xóa tên trong danh sách Đảng viên. Ngoài ra, độc giả có thể theo dõi cụ thể mức đóng Đảng phí tại bài viết dưới đây:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi
1900.6199 hoặc gửi câu hỏi tại đây

Đăng ký Kênh Youtube LuatVietnam
Để xem chính sách mới tại đây
- Quy định 65-QĐ/TW về luân chuyển cán bộ: 4 quy định nổi bật (16/05/2022 08:00)
- Ưu tiên khi thi tuyển viên chức: Điều kiện và cộng điểm thế nào? (09/05/2022 08:00)
- Dạy bồi dưỡng học sinh giỏi có được tính tiết định mức không? (06/05/2022 08:00)
- Giáo viên học liên thông nâng chuẩn có được hỗ trợ học phí không? (25/04/2022 08:00)
- Công chức đi công tác vào ngày nghỉ, có được tính làm thêm giờ? (24/04/2022 08:00)
- Hợp đồng 68 là gì? Người ký hợp đồng 68 có phải viên chức không? (22/04/2022 08:00)
- Giáo viên cấp 2, cấp 3 không phải dự giờ, thăm lớp từ 01/11/2020? (22/10/2020 09:04)
- Chưa tăng lương cơ sở năm 2021 cho cán bộ, công chức? (21/10/2020 09:06)
- Hoàn thành nghĩa vụ quân sự được ưu tiên thi công chức thế nào? (19/10/2020 09:00)
- Những cán bộ, công chức nào được nghỉ hưu ở tuổi 67? (16/10/2020 16:00)
- 5 quy định mới từ 01/11/2020 giáo viên cấp 2, cấp 3 cần biết (16/10/2020 14:00)