Khi muốn trở thành Đảng viên chính thức, quần chúng phải trải qua thời gian dự bị để học tập, rèn luyện, phấn đấu. Tuy nhiên, trong thời gian dự bị này, Đảng viên dự bị liệu có quyền biểu quyết không?
Đảng viên đang dự bị có được biểu quyết không?
Theo Điều 5 Điều lệ Đảng, người được kết nạp vào Đảng phải trải qua thời kỳ dự bị 12 tháng, tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp. Trong thời gian đó, chi bộ tiếp tục giáo dục và phân công Đảng viên chính thức giúp đỡ Đảng viên dự bị này tiến bộ.
Khi hết thời kỳ dự bị, Đảng viên dự bị đủ điều kiện thì được công nhận là Đảng viên chính thức. Khi đó, người này sẽ có đầy đủ quyền, nghĩa vụ của Đảng viên chính thức.
Theo Điều 3 Điều lệ Đảng, Đảng viên có các quyền sau đây:
- Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng.
-Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
- Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức Đảng và Đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.
-. Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.
Đặc biệt, Điều 3 này khẳng định:
Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng.
Căn cứ quy định này, Đảng viên dự bị sẽ có đầy đủ các quyền của Đảng viên chính thức nêu trên nhưng không có quyền biểu quyết.
Đảng viên dự bị có quyền biểu quyết? (Ảnh minh họa)
Đảng viên dự bị có quyền bầu cử không?
Theo phân tích ở trên, căn cứ quy định tại Điều 3 Điều lệ Đảng, Đảng viên dự bị không có quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng.
Đồng thời, Điều 15 Quyết định 244-QĐ/TW về việc ban hành quy chế bầu cử trong Đảng quy định chỉ đại biểu chính thức của đại hội đại biểu các cấp và Đảng viên chính thức của đại hội Đảng viên mới có quyền bầu cấp uỷ cấp mình và bầu đại biểu dự đại hội Đảng bộ cấp trên.
Đặc biệt, khoản 2 Điều 15 quy định này cũng khẳng định:
Ở đại hội Đảng viên, Đảng viên sinh hoạt tạm thời và Đảng viên dự bị không có quyền bầu cử
Theo đó, Đảng viên dự bị không có quyền bầu cử. Tuy nhiên, ở đại hội Đảng viên, Đảng viên chính thức, Đảng viên sinh hoạt tạm thời và Đảng viên dự bị đều có quyền đề cử Đảng viên chính thức của Đảng bộ, chi bộ để được bầu làm đại biểu dự đại hội Đảng bộ cấp trên hoặc để được bầu vào cấp ủy cấp mình.
Nói tóm lại, Đảng viên dự bị không có quyền biểu quyết. Nếu có thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp nhanh nhất.
Dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi đang được lấy ý kiến đóng góp. Trong đó, các nội dung đáng chú ý là dứt điểm bỏ biên chế suốt đời và thay thế việc đánh giá cán bộ công chức bằng KPI? Cùng tìm hiểu chi tiết tại bài viết dưới đây.
Theo dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi, một trong những nguyên tắc trong tuyển dụng công chứ là tuyển chọn theo vị trí việc làm. Trong bài viết dưới đây LuatVietnam sẽ thông tin về phương thức tuyển dụng công chức theo vị trí việc làm.
Vừa qua, các Đại biểu Quốc hội đề xuất sẽ thêm 02 chế độ người hoạt động không chuyên trách nghỉ việc từ 01/8. Cụ thể đó là chế độ gì? Cùng LuatVietnam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Việc bố trí nhân sự bộ máy sau sắp xếp đơn vị hành chính như thế nào luôn nhận được sự quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ thông tin về bố trí cán bộ, công chức tại 02 thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM.
Cùng theo dõi điểm mới về tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước từ 01/01/2025 tại Nghị định 44/2025/NĐ-CP quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp Nhà nước.
Cùng cập nhật những chính sách mới ảnh hưởng đến cán bộ công chức cấp xã trong thời gian tới khi hiện nay đang có hàng loạt quy định về đối tượng này đang được ban hành, lấy ý kiến đóng góp: Dự thảo Luật Cán bộ, công chức, các văn bản về sáp nhập tỉnh, thành phố…
Nâng ngạch công chức là một trong những chính sách được nhiều công chức quan tâm hiện nay. Theo đó, theo quy định mới nhất, việc xét nâng ngạch công chức sẽ thế nào?
Phụ cấp thâm niên luôn là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm đặc biệt là với giáo viên. Vậy có phải đã có thời điểm chính thức bỏ phụ cấp thâm niên nhà giáo không?
Giáo viên chủ nhiệm là người có vai trò quan trọng trong công tác quản lý, giáo dục học sinh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, giáo viên chủ nhiệm cần biết 04 quy định sau.
Do thường xuyên phải giảng dạy ngoài trời, công việc của giáo viên thể dục sẽ có phần vất vả, thiệt thòi hơn giáo viên các bộ môn khác. Vậy chế độ cho giáo viên thể dục có gì đặc biệt?