Đảng viên có được kết hôn với người nước ngoài không?

Đảng viên ngoài việc tuân thủ quy định pháp luật thì còn chịu sự quản lý của Điều lệ Đảng và các văn bản liên quan. Một trong số đó là việc kết hôn với người nước ngoài.


Đảng viên có bị cấm kết hôn với người nước ngoài không?

Kết hôn là việc nam, nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình về điều kiện và đăng ký kết hôn. Theo đó, Điều 8 Luật này nêu rõ các điều kiện cần đáp ứng để được kết hôn gồm:

- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

- Do nam nữ tự nguyện quyết định;

- Không ai bị mất năng lực hành vi dân sự;

- Không thuộc các trường hợp bị cấm kết hôn như: Kết hôn giả tạo; tảo hôn; cưỡng ép, lừa dối, cản trở kết hôn; chung sống hoặc kết hôn với người đang có vợ, có chồng; Kết hôn với người có cùng dòng máu trực hệ, giữa người có họ trong phạm vi 03 đời…

Đồng thời, về vấn đề kết hôn với người nước ngoài, một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình được nêu tại Điều 2 Luật này gồm:

Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng; hôn nhân giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ

Ngoài ra, tại Điều lệ Đảng và các văn bản hướng dẫn không có quy định nào cấm Đảng viên không được kết hôn với người nước ngoài. Do đó, nếu đủ các điều kiện theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình thì Đảng viên được kết hôn với người nước ngoài.

Tuy nhiên, vẫn phải lưu ý rằng, khi muốn kết hôn với người nước ngoài thì phải báo cáo với chi bộ, thường trực cấp ủy quản lý mình đặc biệt là khi muốn đi định cư nước ngoài hoặc thôi quốc tịch Việt Nam để theo quốc tịch của chồng/vợ là người nước ngoài.

Đảng viên có được kết hôn với người nước ngoài

Đảng viên có được kết hôn với người nước ngoài không? (Ảnh minh họa)
 

Khi nào kết hôn với người nước ngoài, Đảng viên bị kỷ luật?

Mặc dù không cấm Đảng viên kết hôn với người nước ngoài nhưng một số trường hợp sau đây, Đảng viên vi phạm vẫn sẽ bị kỷ luật theo Quy định 102 của Ban Chấp hành Trung ương ngày 15/11/2017:

STT

Hành vi

Hình thức kỷ luật

Căn cứ

1

- Có vợ (chồng) là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

- Kết hôn với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng không báo cáo với cấp ủy trực tiếp quản lý và cấp ủy nơi mình sinh hoạt

Khiển trách

điểm a khoản 2 Điều 25

2

Vi phạm quy định tại (1) nhưng tái phạm hoặc vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả nghiêm trọng

Khai trừ

khoản 2 Điều 25

3

Cố tình kết hôn với người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà người đó không đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam

Khai trừ

điểm a khoản 3 Điều 25

4

Kết hôn với người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà biết người đó có hoạt động phạm tội nghiêm trọng, có thái độ hoặc hoạt động chống Đảng, Nhà nước.

Khai trừ

điểm b khoản 3 Điều 25

5

Kết hôn với người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà không báo cáo bằng văn bản với chi bộ về lai lịch của người đó, hoặc đã báo cáo nhưng tổ chức Đảng có thẩm quyền không đồng ý nhưng vẫn cố tình thực hiện

Khai trừ

điểm c khoản 3 Điều 25

6

Cố tình che giấu tổ chức Đảng

Khai trừ

điểm d khoản 3 Điều 25

Từ những quy định trên, có thể thấy chỉ khi Đảng viên vi phạm một trong 06 hành vi nêu trên thì sẽ bị xử lý kỷ luật. Việc áp dụng hình thức kỷ luật nào phụ thuộc vào tính chất, tính nghiêm trọng của hành vi vi phạm.

>> Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Một trong những điều đáng chú ý trong đợt cải cách tiền lương 01/7/2024 chính là việc bãi bỏ phụ cấp thâm niên đối với công chức, viên chức. Tuy nhiên, điều này lại không áp dụng đối với quân đội, công an. Vậy lý do quân đội công an không bị cắt phụ cấp thâm niên là gì?