6 trường hợp Đảng viên bị xóa tên khỏi danh sách

Một trong những hình thức xử lý Đảng viên vi phạm là xóa tên khỏi danh sách Đảng viên. Vậy trong trường hợp nào Đảng viên sẽ bị xóa tên?

Những trường hợp xóa tên Đảng viên khỏi danh sách Đảng

Theo quy định tại Điều 35 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, các hình thức kỷ luật áp dụng với Đảng viên gồm:

- Đối với tổ chức Đảng: Khiển trách, cảnh cáo, giải tán;

- Đối với Đảng viên chính thức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ;

- Đối với Đảng viên dự bị: Khiển trách, cảnh cáo.

Ngoài ra, tại Quy định 102-QĐ/TW về xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm thì hình thức kỷ luật đối với Đảng viên chính thức gồm: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ. Riêng với Đảng viên dự bị là khiển trách và cảnh cáo.

Như vậy, căn cứ vào Điều lệ Đảng cũng như các văn bản hướng dẫn thì việc xóa tên trong danh sách Đảng viên chỉ là một hình thức xử lý mà không phải là hình thức xử lý kỷ luật.

Theo đó, các trường hợp Đảng viên bị xóa tên được quy định tại Điều 8 Quy định 29-QĐ/TW gồm:

- Đảng viên bỏ sinh hoạt Đảng mà không có lý do chính đáng;

- Đảng viên không đóng Đảng phí 03 tháng trong năm mà không có lý do chính đáng;

- Đảng viên tự ý trả thẻ Đảng hoặc tự hủy thẻ Đảng;

- Đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu, không làm nhiệm vụ Đảng viên, đã được chi bộ giáo dục nhưng sau 12 tháng phấn đấu vẫn không có tiến bộ;

- Đảng viên có 02 năm liền vi phạm tư cách Đảng viên;

- Đảng viên không bảo đảm tiêu chuẩn chính trị theo quy định của Bộ Chính trị: Trung thành với lợi ích của Đảng, của quốc gia, dân tộc và nhân dân; Có lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng; Có tinh thần yêu nước nồng nàn…

Lưu ý: Đảng viên sẽ không được áp dụng hình thức xóa tên nếu đã vi phạm đến mức bị khai trừ. Lúc này, nếu đã vi phạm đến mức phải khai trừ thì buộc phải khai trừ.

xóa tên khỏi danh sách đảng viên
6 trường hợp Đảng viên bị xóa tên khỏi danh sách (Ảnh minh họa)


Đảng viên đã xóa tên, có được kết nạp lại không?

Về việc kết nạp lại Đảng viên đã bị xóa tên, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã quy định chi tiết tại Quy định 29-QĐ/TW. Theo đó, người đã bị xóa tên chỉ được kết nạp lại nếu có đủ các điều kiện:

- Có đủ điều kiện và tiêu chuẩn của người vào Đảng: Tuổi đời từ 18 đến 60 tuổi, có trình độ học vấn từ tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên, có lý lịch rõ ràng, trong sáng, thừa nhận và tự nguyện thực hiện Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, trải qua thời kỳ dự bị 12 tháng tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp…

- Sau ít nhất 36 tháng kể từ khi ra khỏi Đảng, người bị xóa tên phải làm đơn xin kết nạp lại vào Đảng, được Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy đồng ý bằng văn bản, cấp ủy có thẩm quyền xem xét, quyết định;

Đặc biệt, các đối tượng đã bị xóa tên, nếu trước đây tự bỏ sinh hoạt Đảng thì không được xem xét, kết nạp lại.

Lưu ý: Chỉ kết nạp lại một lần.

>> “Trốn” sinh hoạt Đảng, Đảng viên bị kỷ luật thế nào?

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.