Đang mang thai có được thi tuyển công chức không?

Khi muốn dự thi công chức, người dự thi phải đáp ứng một số điều kiện bắt buộc. Trong số đó có quy định nào cấm người đang có thai không được dự thi công chức không?


Thi công chức không cấm người đang mang thai?

Hiện nay, theo quy định tại Điều 37 Luật Cán bộ, công chức, một trong những hình thức để tuyển dụng công chức là thi tuyển. Theo đó, điều kiện để được đăng ký dự thi công chức gồm:

- Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;

- Đủ 18 tuổi trở lên;

- Có đơn dự tuyển, có lý lịch rõ ràng;

- Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;

- Có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ;

- Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển. Tuy nhiên, phải lưu ý những điều kiện này không được trái quy định của pháp luật, không được phân biệt loại hình đào tạo, văn bằng, chứng chỉ, trường công lập, trường ngoài công lập. Đặc biệt, những điều kiện này phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước khi tuyển dụng.

Đồng thời, những người sau đây không được đăng ký dự tuyển công chức:

- Không cư trú ở Việt Nam;

- Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.

Như vậy, căn cứ các điều kiện trên, không có quy định nào cấm người đang có thai đăng ký thi công chức. Do đó, đang mang thai hoàn toàn được quyền đăng ký dự thi và nếu đủ điều kiện sẽ được dự thi.

Đang mang thai có được thi tuyển công chức không

Đang mang thai có được thi tuyển công chức không? (Ảnh minh họa)

Sau khi sinh con, công chức được tiếp tục tập sự?

Sau khi trúng tuyển, công chức thực hiện chế độ tập sự để làm quen với môi trường công tác, tập làm công việc của vị trí việc làm tuyển dụng. Theo đó, tại khoản 12 Điều 1 Nghị định 161/2018/NĐ-CP, công chức phải tập sự trong thời gian:

- Với công chức loại C (công chức được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên): 12 tháng;

- Với công chức loại D (công chức được bổ nhiệm vào ngạch cán sự và ngạch nhân viên): 06 tháng.

Đặc biệt, thời gian nghỉ sinh con theo chế độ bảo hiểm xã hội không được tính vào thời gian tập sự của công chức.

Do đó, nếu trong thời gian tập sự mà sinh con thì thời gian nghỉ sinh con này sẽ không được tính vào thời gian tập sự. Đồng nghĩa với đó là thời gian tập sự của công chức sẽ bị đứt quãng, không bao gồm thời gian nghỉ sinh con theo quy định.

Như vậy, công chức sinh con trong thời gian tập sự sẽ không phải tập sự lại mà được thực hiện tập sự tiếp cho đủ số thời gian còn thiếu.

Nói tóm lại, người có nguyện vọng và đáp ứng đầy đủ các điều kiện thì dù đang mang thai vẫn được thi tuyển công chức. Thậm chí khi đang tập sự mà sinh con, người này sẽ được tiếp tục thực hiện tập sự sau thời gian nghỉ sinh con.

>> Giáo viên tập sự sinh con có được hưởng thai sản không?

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.