Các lỗi vi phạm khiến công chức, viên chức bị mất việc từ 20/9/2020

Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 mới được ban hành có nhiều quy định đáng chú ý về kỷ luật công chức, viên chức. Một trong số đó là quy định về hình thức kỷ luật buộc thôi việc công chức, viên chức.


Đối với công chức

Nghị định 112 này không còn quy định cụ thể các hành vi vi phạm đến mức công chức bị buộc thôi việc như tại Điều 14 Nghị định 34/2011/NĐ-CP mà được khái quát thành các hành vi sau đây:

- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đã bị kỷ luật cách chức hoặc công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị hạ bậc lương mà tái phạm (quy định mới);

- Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp công chức bị khiển trách (quy định mới);

- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không thực hiện đúng, đầy đủ chức trách, nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công… vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng… (quy định mới);

- Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị (trước đây là sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị);

- Nghiện ma túy có kết luận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền (trước đây quy định là nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền)…


Vi phạm những điều này, công chức, viên chức bị mất việc ngay (Ảnh minh họa)


Đối với viên chức

Hình thức buộc thôi việc áp dụng với viên chức có hành vi vi phạm một trong các trường hợp sau đây:

- Đã bị kỷ luật bằng hình thức cách chức (với viên chức quản lý) hoặc cảnh cáo (viên chức không giữ chức vụ quản lý) mà tái phạm (bổ sung mới);

- Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị (trước đây tại Nghị định 27/2012/NĐ-CP đang quy định sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập);

- Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có xác nhận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền (trước đây đang quy định nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền);

- Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu thuộc một trong các trường hợp: Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp; kỷ luật lao động; lợi dung chức vụ vị trí công tác nhằm mục đích vụ lợi; vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước, khiếu nại, tố cáo... (quy định mới);

- Viên chức quản lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng khi không thực hiện đúng trách nhiệm, để viên chức thuộc quyền quản lý vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp hoặc viên chức quản lý không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công mà không có lý do chính đáng (quy định mới)...

Như vậy, có thể thấy, Nghị định mới đã liệt kê đầy đủ và bao quát hơn các trường hợp công chức, viên chức vi phạm đến mức bị kỷ luật buộc thôi việc. Đồng thời, những quy định này cũng được đồng bộ với Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi năm 2019 mới có hiệu lực từ ngày 01/7/2020.

Trên đây là các hành vi công chức, viên chức vi phạm bị buộc thôi việc theo quy định mới tại Nghị định 112/2020/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 18/9/2020. Ngoài ra, một hình thức kỷ luật khác cũng có nhiều nội dung đáng chú ý là hạ bậc lương được nêu tại bài viết dưới đây:

>> Từ 20/9, lương công chức sẽ giảm ngay nếu phạm các lỗi sau

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục