Công chức văn phòng thống kê là ai? Xếp lương thế nào?

Công chức cấp xã gồm 07 chức danh trong đó có công chức văn phòng, thống kê. Vậy công chức văn phòng thống kê là ai? Quy định cụ thể về đối tượng này như thế nào?

1. Chức danh văn phòng thống kê cấp xã là ai?

Theo khoản 3 Điều 61 Luật Cán bộ công chức năm 2008 sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Luật 2019, công chức cấp xã gồm các chức danh sau đây:

3. Công chức cấp xã có các chức danh sau đây:

a) Trưởng Công an (áp dụng đối với xã, thị trấn chưa tổ chức công an chính quy theo quy định của Luật Công an nhân dân số 37/2018/QH14);

b) Chỉ huy trưởng Quân sự;

c) Văn phòng - thống kê;

d) Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã);

đ) Tài chính - kế toán;

e) Tư pháp - hộ tịch;

g) Văn hóa - xã hội.

Công chức cấp xã do cấp huyện quản lý.

Như vậy, văn phòng - thống kê là một trong những chức danh công chức cấp xã. Theo đó, công chức này thực hiện các nhiệm vụ nêu tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 13/2019/TT-BVN như sau:

- Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp xã thực hiện quyền hạn của mình trong lĩnh vực văn phòng, thống kê cải cách hành chính, thi đua, khen thưởng, kỷ luật.

- Xây dựng, theo dõi thực hiện kế hoạch công tác, lịch làm việc định kỳ, đột xuất của Hội đồng nhân dân, UBND… giúp tổ chức, chuẩn bị, phục vụ các kỳ họp… tổ chức tiếp dân, làm công tác văn thư, lưu trữ, cơ chế một cửa, một cửa liên thông…

- Làm các công việc khác.

Như vậy, đây có thể coi là một trong những chức danh có vai trò vô cùng quan trọng cùng với các chức danh công chức cấp xã khác.

Xem thêm: Công chức cấp xã có bao nhiêu chức danh? Gồm những gì?

cong chuc van phong thong ke

2. Công chức văn phòng thống kê cần bằng gì?

Cũng giống các chức danh công chức cấp xã khác, công chức văn phòng, thống kê cũng cần phải đáp ứng tiêu chuẩn cụ thể về trình độ đào tạo của công chức cấp xã nêu tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 13/2019/TT-BNV, được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Thông tư 04/2022/TT-BNV:

- Trình độ giáo dục phổ thông phải tốt nghiệp trung học phổ thông.

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ:

  • Phải tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành phù hợp vị trí công tác trừ trường hợp có quy định khác.
  • Các xã miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, xã đảo, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn: UBND cấp tỉnh quy định trình độ nghiệp vụ từ trung cấp trở lên tuỳ vào điều kiện của từng địa phương.

- Tin học: Được cấp chứng chỉ sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.

Như vậy, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, công chức văn phòng thống kê sẽ phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có chứng chỉ tin học cơ bản.

Ngoài ra, cũng giống các đối tượng công chức cấp xã khác, công chức văn phòng thống kê cần phải đáp ứng điều kiện chung gồm:

- Hiểu biết lý luận chính trị, nắm vững đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng.

- Có khả năng vận động nhân dân thực hiện các đường lối, chủ trương nêu trên.

- Có sức khoẻ, năng lực để hoàn thành công việc, nhiệm vụ được giao…

Xem chi tiết: 6 quy định mới từ 25/12/2019 mọi cán bộ, công chức xã cần biết

3. Công chức văn phòng thống kê xếp lương thế nào?

Công chức văn phòng, thống kê hiện đang được xếp lương theo quy định tại Điều 10 Thông tư 13/2019/TT-BNV như sau:

STT

Trình độ đào tạo

Xếp lương

Mức lương

1

Đại học trở lên

- Ngạch chuyên viên

- Lương công chức loại A1

Dao động từ 3.486.600 - 7.420.200 đồng/tháng

2

Cao đẳng trở lên

- Ngạch cán sự

- Lương công chức loại A0

Dao động từ 3.129.000 - 7.286.100 đồng/tháng

3

Trung cấp trở lên

- Ngạch nhân viên

- Lương công chức loại B

Dao động từ 2.771.400 - 6.049.400 đồng/tháng

Cụ thể, độc giả có thể theo dõi chi tiết tại ảnh dưới đây:

cong chuc van phong thong ke

Trên đây là giải đáp về công chức văn phòng thống kê. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.