Tiêu chuẩn công chức văn hoá xã hội và bảng lương mới nhất

Bên cạnh công chức tư pháp hộ tịch, công chức văn hoá xã hội cũng là đối tượng nhận được nhiều sự chú ý của độc giả. Dưới đây là chi tiết tiêu chuẩn và cách xếp lương cho công chức này.

1. Tiêu chuẩn tuyển dụng công chức văn hoá xã hội là gì?

Căn cứ điểm g khoản 2 Điều 61 Luật Cán bộ, công chức 22/2008/QH12, công chức Văn hoá - xã hội là một trong những chức danh của công chức cấp xã. Theo đó, tiêu chuẩn của công chức văn hoá - xã hội phải đáp ứng điều kiện:

1.1 Tiêu chuẩn chung

Cũng giống cán bộ, công chức cấp xã khác, công chức văn hóa xã hội đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định về cán bộ, công chức tại văn bản pháp luật, điều lệ của Đảng, tổ chức chính trị - xã hội trung ương. Có thể kể đến:

- Hiểu biết lý luận chính trị, nắm vững chủ trương, quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật.

- Có khả năng vận động nhân dân địa phương thực hiện chủ trương, đường lối của chính sách, pháp luật, của Đảng một cách hiệu quả...

(căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị định 33/2023/NĐ-CP).

1.2 Tiêu chuẩn cụ thể

Theo khoản 2 Điều 10 Nghị định 33/2023/NĐ-CP, công chức văn hóa xã hội phải đáp ứng điều kiện riêng sau đây:

- Tuổi: Đủ 18 tuổi trở lên.

- Trình độ: Trung học phổ thông.

- Chuyên môn, nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm công chức văn hóa xã hội. Riêng công chức văn hoá, xã hội làm tại xã miền núi, vùng cao, biên giới, xã đảo, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số… thì sẽ do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể về tiêu chuẩn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên...

1.3 Đối tượng không được đăng ký tuyển dụng

Căn cứ khoản 2 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức 2008, các đối tượng sau đây sẽ không được đăng ký dự tuyển vào công chức văn hoá, xã hội cấp xã:

- Người không có địa chỉ thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam.

- Người bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

- Người đang phải chịu trách nhiệm hình sự hoặc đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong trách nhiệm hình sự nhưng chưa được xoá án tích…

2. Công chức văn hoá xã hội hưởng lương như thế nào?

Mức lương của công chức văn hoá được xếp căn cứ vào trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ. Theo đó, việc hưởng lương của công chức văn hoá xã hội được quy định cụ thể tại khoản 1, khoản 2 Điều 16 Nghị định 33/2023/NĐ-CP như sau:

- Tốt nghiệp trình độ đào tạo đáp ứng tiêu chuẩn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định: Xếp lương như công chức hành chính có cùng trình độ.

- Trong thời gian công tác có thay đổi trình độ đào tạo: Được đề nghị xếp lương theo trình độ đào tạo mới từ ngày được cấp bằng.

Theo đó, lương công chức văn hóa - xã hội vẫn tính theo công thức: Hệ số x mức lương cơ sở tương đương với công chức hành chính, cụ thể:

  • Có trình độ đại học trở lên: Xếp lương theo ngạch chuyên viên, áp dụng lương công chức loại A1.
  • Có trình độ từ cao đẳng trở lên: Xếp lương theo ngạch cán sự, áp dụng lương công chức loại A0.
  • Có trình độ từ trung cấp trở lên: Xếp lương theo ngạch nhân viên, áp dụng lương công chức loại B.
  • Nếu có thay đổi trình độ đào tạo (đi học tự túc) đến ngày 25/6/2019 mà chưa có bằng: Xếp lương theo trình độ mới kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp.

- Mức lương cơ sở: Hiện đang áp dụng mức lương 2,34 triệu đồng/tháng từ ngày 01/7/2024 theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP. Trước đó, mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng/tháng theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP.

Dưới đây là chi tiết lương công chức văn hoá xã hội:

Bậc lương

Hệ số

Trước 01/7/2024

Từ 01/7/2024

Có trình độ đại học trở lên

Bậc 1

2,34

4.212.000

5.475.600

Bậc 2

2,67

4.806.000

6.247.800

Bậc 3

3,0

5.400.000

7.020.000

Bậc 4

3,33

5.994.000

7.792.200

Bậc 5

3,66

6.588.000

8.564.400

Bậc 6

3,99

7.182.000

9.336.600

Bậc 7

4,32

7.776.000

10.108.800

Bậc 8

4,65

8.370.000

10.881.000

Bậc 9

4,98

8.964.000

11.653.200

Có trình độ từ cao đẳng trở lên

Bậc 1

2,1

3.780.000

4.914.000

Bậc 2

2,41

4.338.000

5.639.400

Bậc 3

2,72

4.896.000

6.364.800

Bậc 4

3,03

5.454.000

7.090.200

Bậc 5

3,34

6.012.000

7.815.600

Bậc 6

3,65

6.570.000

8.541.000

Bậc 7

3,96

7.128.000

9.266.400

Bậc 8

4,27

7.686.000

9.991.800

Bậc 9

4,58

8.244.000

10.717.200

Bậc 10

4,89

8.802.000

11.442.600

Có trình độ từ trung cấp trở lên

Bậc 1

1,86

3.348.000

4.352.400

Bậc 2

2,06

3.708.000

4.820.400

Bậc 3

2,26

4.068.000

5.288.400

Bậc 4

2,46

4.428.000

5.756.400

Bậc 5

2,66

4.788.000

6.224.400

Bậc 6

2,86

5.148.000

6.692.400

Bậc 7

3,06

5.508.000

7.160.400

Bậc 8

3,26

5.868.000

7.628.400

Bậc 9

3,46

6.228.000

8.096.400

Bậc 10

3,66

6.588.000

8.564.400

Bậc 11

3,86

6.948.000

9.032.400

Bậc 12

4,06

7.308.000

9.500.400

3. Nhiệm vụ của công chức văn hoá xã hội là gì?

Sau khi được tuyển dụng, công chức văn hoá xã hội sẽ thực hiện nhiệm vụ nêu tại khoản 7 Điều 2 Thông tư 13/2019/TT-BNV như sau:

- Tham mưu, giúp UBND cấp xã thực hiện các hoạt động trong lĩnh vực văn hoá, thể dục, thể thao, du lịch, thông tin, truyền thông, lao động, thương binh, xã hội, y tế, giáo dục, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc, gia đình, trẻ em, thanh niên.

- Thực hiện trực tiếp các nhiệm vụ:

  • Tổ chức, theo dõi, báo cáo các hoạt động nêu trên tại địa bàn xã mình đang làm việc.
  • Xây dựng đời sống văn hoá ở nơi dân cư, xây dựng gia đình văn hoá tại đìa bàn.
  • Thực hiện nhiệm vụ thông tin, truyền thông về tình hình kinh tế, xã hội tại địa phương.
  • Thống kê dân số, lao động, việc làm, ngành nghề cũng như theo dõi, tổng hợp, báo cáo về người và tình hình biến động và theo dõi, đôn đốc việc thực hiện, chi trả các chế độ, chính sách cho đối tượng chính sách lao động, người có công; quản lý nghĩa trang liệt sĩ, công trình ghi công liệt sĩ…
  • Theo dõi việc đảm bảo an toàn thực phẩm, phối hợp chăm sóc, bảo vệ trẻ em…

Trên đây là quy định về công chức văn hoá xã hội. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192  được hỗ trợ, giải đáp.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục