Công chức tư pháp hộ tịch: Tiêu chuẩn và xếp lương thế nào?

Công chức tư pháp hộ tịch là một trong những đối tượng được nhiều người quan tâm trong số những người làm việc tại Uỷ ban nhân dân các cấp. Vậy tiêu chuẩn và việc xếp lương của đối tượng này thế nào?

Tiêu chuẩn tuyển dụng công chức tư pháp hộ tịch là gì?

Công chức tư pháp hộ tịch là một trong những công chức làm việc tại Uỷ ban nhân dân (UBND) các cấp cùng với chức danh Văn phòng, thống kê; địa chính, xây dựng, đô thị (nông nghiệp) và môi trường; tài chính, kế toán; văn hoá, xã hội.

Căn cứ khoản 1 Điều 72 Luật Hộ tịch, người làm công tác hộ tịch gồm: Công chức tư pháp, hộ tịch tại cấp xã (xã, phường, thị trấn); làm tại Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp huyện; viên chức ngoại giao, lãnh sự tại Cơ quan đại diện làm công tác hộ tịch.

Trong đó, công chức này là đối tượng được bố trí 02 người đảm nhiệm theo Điều 9 Thông tư 13/2019/TT-BNV và phải đáp ứng các tiêu chuẩn nêu tại Điều 1 Thông tư 13/2019 như sau:

- Có độ tuổi đủ 18 trở lên.

- Tốt nghiệp trung học phổ thông (trình độ giáo dục phổ thông) và tốt nghiệp đại học trở lên. Nếu làm việc ở các xã miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số thì sẽ do UBND cấp tỉnh quy định cụ thể tiêu chuẩn trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên.

Riêng công chức tư pháp, hộ tịch thì tuỳ vào nơi làm việc sẽ phải đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ như sau:

  • Công chức tư pháp, hộ tịch làm việc tại UBND cấp xã: Chỉ cần có trình độ từ trung cấp Luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch (theo điểm a khoản 2 Điều 72 Luật Hộ tịch năm 2014).
  • Công chức tư pháp, hộ tịch làm việc tại Phòng Tư pháp: Có trình độ cử nhân Luật trở lên, đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hô tịch.
  • Viên chức ngoại giao, lãnh sự làm công tác hộ tịch tại Cơ quan đại diện: Được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch.

- Có chứng chỉ tin học phù hợp với vị trí công chức tư pháp, hộ tịch.

Đồng thời, căn cứ Điều 72 Luật Hộ tịch, công chức tư pháp, hộ tịch còn phải có chữ viết rõ ràng.

cong chuc tu phap ho tich


Công chức tư pháp hộ tịch được xếp lương thế nào?

Bên cạnh tiêu chuẩn, điều kiện được tuyển dụng vào công chức tư pháp hộ tịch, việc xếp lương của đối tượng này cũng được đặc biệt quan tâm.

Căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị định 92 năm 2009, công chức tư pháp, hộ tịch sẽ được xếp lương như công chức hành chính. Nhưng nếu chưa tốt nghiệp đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định nêu trên thì chỉ được hưởng lương bằng 1,18 so với mức lương tối thiểu.

Cụ thể, bảng lương công chức hành chính được quy định như sau:

cong chuc tu phap ho tich

Trên đây là giải đáp về tiêu chuẩn, điều kiện và xếp lương công chức tư pháp hộ tịch theo quy định mới nhất. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Một trong những điều đáng chú ý trong đợt cải cách tiền lương 01/7/2024 chính là việc bãi bỏ phụ cấp thâm niên đối với công chức, viên chức. Tuy nhiên, điều này lại không áp dụng đối với quân đội, công an. Vậy lý do quân đội công an không bị cắt phụ cấp thâm niên là gì?