Trốn làm đi nhậu, công chức bị xử lý thế nào?

Trên thực tế, tình trạng cán bộ, công chức đi uống rượu, bia trong giờ làm việc không hề hiếm gặp, cho dù đã có những văn bản chỉ đạo, chấn chỉnh tình trạng này.

Luật hóa quy định cấm công chức uống rượu, bia trong giờ làm

Giữa năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 26 về tăng cường kỷ  luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính Nhà nước các cấp, trong đó nhấn mạnh:

Đối với cán bộ, công chức, viên chức, nghiêm cấm việc sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc và ngày trực.

Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở chỉ đạo của Thủ tướng, quy định này đã chính thức được luật hóa tại Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019.

Tại Điều 5 của Luật này, một trong các hành vi bị nghiêm cấm là:

Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.

Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2020. Kể từ thời điểm này, việc cấm cán bộ, công chức, viên chức uống rượu bia trong giờ làm việc, nghỉ giữa giờ được siết chặt hơn, hạn chế tình trạng những người thi hành nhiệm vụ “trốn làm đi nhậu”.

Trốn làm đi nhậu, công chức bị xử lý thế nào?

Tình trạng công chức trốn làm đi nhậu không hiếm gặp (Ảnh minh họa)


Trốn làm đi nhậu, công chức bị xử lý như thế nào?

Tuy đã có chỉ đạo từ Thủ tướng về cấm cán bộ, công chức, viên chức đi uống rượu, bia trong giờ làm việc, nhưng hiện nay vẫn chưa có quy định nào về việc xử lý kỷ luật đối với các trường hợp này.

Trong các hình thức xử lý kỷ luật cán bộ, công chức tại Nghị định 34/2011 và xử lý kỷ luật viên chức tại Nghị định 27/2012, không có hình thức xử lý kỷ luật đối với hành vi đi uống rượu, bia trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa.

Trên thực tế, theo phản ánh của báo chí, ở một số cơ quan, đơn vị diễn ra tình trạng công chức trốn làm đi nhậu, nhưng đều được kết luận là “chưa đến mức bị xử lý kỷ luật”. Do đó, hầu hết các trường hợp đều chỉ bị “kiểm điểm, rút kinh nghiệm”.

Tuy nhiên, với việc luật hóa quy định cấm công chức uống rượu, bia trong giờ làm tại Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia thì chắc chắn kể từ khi Luật này có hiệu lực (01/01/2020), sẽ có quy định về chế tài cụ thể để xử lý vi phạm này.

>> Công chức ngoại tình bị xử lý như thế nào?

Lan Vũ

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Một trong những điều đáng chú ý trong đợt cải cách tiền lương 01/7/2024 chính là việc bãi bỏ phụ cấp thâm niên đối với công chức, viên chức. Tuy nhiên, điều này lại không áp dụng đối với quân đội, công an. Vậy lý do quân đội công an không bị cắt phụ cấp thâm niên là gì?