Công chức TP. HCM được hưởng thu nhập tăng thêm 2024 thế nào?

Mới đây, tại Quyết định 20/2024/QĐ-UBND, TP. Hồ Chí Minh hướng dẫn đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức và chi thu nhập tăng thêm. Vậy công chức TP. HCM được hưởng thu nhập tăng thêm 2024 thế nào?

1. Công chức TP. Hồ Chí Minh được hưởng thu nhập tăng thêm 2024 thế nào?

Theo Điều 12 quy định về đánh giá, xếp loại chất lượng theo hiệu quả công việc tại TP. Hồ Chí Minh áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức ban hành kèm Quyết định 20/2024/QĐ-UBND, việc chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức tại TP. Hồ Chí Minh như sau:

1.1 Đối tượng được hưởng thu nhập tăng thêm

Chỉ cán bộ, công chức, viên chức xếp loại chất lượng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên mới được hưởng thu nhập tăng thêm.

1.2 Mức hưởng thu nhập tăng thêm

Mức chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức tại TP. Hồ Chí Minh được căn cứ vào kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng của các đối tượng này. Trong đó:

- Người xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệ vụ: Được hưởng mức tối đa.

Trong đó, mức chi tối đa năm 2023 được nêu tại khoản 3 Điều 3 Nghị quyết 08/2023/NQ-HĐND là 1,8 lần mức lương ngạch, bậc, chức vụ.

Từ năm 2024 trở đi đến hết thời gian thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh, mức chi thu nhập tăng thêm cụ thể với từng đối tượng (theo hệ số, mức tiền cụ thể) sẽ do Ủy ban nhân dân Thành phố trình Hội đồng nhân dân cùng cấp trong dự toán ngân sách hàng năm.

- Người xếp loại chất lượng ở mức Hoàn thành tốt nhiệm vụ: Được hưởng 80% mức hưởng của người đạt xếp loại chất lượng ở mức Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Công chức TP. HCM được hưởng thu nhập tăng thêm 2024 thế nào?
Công chức TP. HCM được hưởng thu nhập tăng thêm 2024 thế nào? (Ảnh minh họa)

2. Hướng dẫn đánh giá, xếp loại chất lượng công chức TP. HCM

2.1 Tiêu chí và số điểm xếp loại chất lượng

Căn cứ Quyết định 20/2024/QĐ-HĐND, TP. Hồ Chí Minh xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức theo 04 loại: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ và không hoàn thành nhiệm vụ.

Trong đó, TP. Hồ Chí Minh chia thang điểm xếp loại chất lượng thành 100 điểm dựa theo các tiêu chí:

- Tiêu chí về ý thức tổ chức kỷ luật, phẩm chất đạo đức:

  • Tiêu chí chung: Việc chấp hành thời gian làm việc, tuân thủ thứ bậc, kỷ cương, trật tự, nghiêm túc thực hiện công việc được giao, thực hiện tốt việc giao tiếp, ứng xử với nhân dân, cấp trên, cấp dưới, đồng nghiệp.
  • Tiêu chí đặc thù: Căn cứ Quy tắc ứng xử trong cơ quan trên địa bàn và các quy tắc khác để quy định phù hợp.

Trong đó, số điểm tối đa của tiêu chí này là 20 điểm và với mỗi lần vi phạm thì sẽ bị trừ 01 điểm. Nếu đã trừ hết cả 20 điểm mà vẫn vi phạm thì trừ tiếp vào tổng số điểm đạt được trước khi xếp loại chất lượng.

- Tiêu chí năng lực và kỹ năng:

  • Với người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Có năng lực tập hợp xây dựng đơn vị đoàn kết, thống nhất; chỉ đạo, điều hành, kiểm soát đơn vị thực hiện nhiệm vụ đảm bảo kịp thời, không bỏ sót nhiệm vụ; báo cáo kịp thời, chính xác kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; sáng tạo…

Tổng số điểm của tiêu chí này là 20 điểm.

  • Với người không giữ chức vụ lãnh đạo: Chủ động nghiên cứu, cập nhật kịp thời kiến thức pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ, chủ động đề xuất tham mưu công việc chất lượng, báo cáo kịp thời kết quả thực hiện nhiệm vụ; tạo mối quan hệ tốt với cá nhân, tổ chức, sáng tạo…

- Tiêu chí kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao: Với tiêu chí này, cán bộ, công chức, viên chức cần đảm bảo số lượng công việc, sản phẩm theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền hoặc đảm bảo tiến độ thực hiện theo yêu cầu hoặc đảm bảo chất lượng theo yêu cầu.

Số điểm tối đa cho từng yêu cầu là 15 - 15 - 30.

Các mức xếp loại cùng số điểm phải đạt được gồm:

Mức độ xếp loại chất lượng

Tổng số điểm chính thức

Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Từ 90 - 100 điểm

Hoàn thành tốt nhiệm vụ

Từ 75 - dưới 90 điểm

Hoàn thành nhiệm vụ

Từ 50 - dưới 75 điểm

Không hoàn thành nhiệm vụ

Dưới 50 điểm

Đây là cách xếp loại, đánh giá chất lượng với Thủ trưởng các Sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thì ngoài tiêu chí về điểm số còn phải đáp ứng tỷ lệ hài lòng của người dân và doanh nghiệp với các thủ tục hành chính do cơ quan phụ trách. Cụ thể:

Mức độ xếp loại chất lượng

Tổng số điểm chính thức

Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

- Từ 90 trở lên

- Tỷ lệ hài lòng của người dân và doanh nghiệp đạt từ 90% trở lên

Hoàn thành tốt nhiệm vụ

- Từ 75 - dưới 90 điểm

- Có tỷ lệ người dân, doanh nghiệp hài lòng đạt từ 80% trở lên

2.2 Trình tự thực hiện đánh giá, xếp loại

Bước 1: Báo cáo tự đánh giá kết quả công tác

Bước 2: Lấy ý kiến đóng góp của đồng nghiệp có làm việc trực tiếp trong phòng, ban, tổ chức cụ thể hoặc căn cứ tình hình thực tiễn.

Riêng với người đứng đầu thì lấy ý kiến của cấp phó và người đứng đầu tổ chức thuộc phạm vi quản lý.

Bước 3: Nhận xét, đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

Bước 4: Chậm nhất 03 ngày làm việc sau khi hoàn thành đánh giá, xếp loại chất lượng, phải thông báo công khai kết quả đánh giá, xếp loại đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động để biết.

Bước 5: Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày công khai kết quả, nếu không nhất trí với kết luận thì kiến nghị.

Bước 6: Chi thu nhập tăng thêm.

2.3 Hồ sơ đánh giá, xếp loại chất lượng

Hồ sơ được lưu lại cơ quan, đơn vị gồm các giấy tờ, tài liệu:

  • Phiếu tự đánh gái, chấm điểm phân loại của từng cá nhân.
  • Danh sách tổng hợp kết quả.

Trong đó, việc đánh giá được lưu trữ bằng văn bản điện tử hoặc bằng văn bản giấy nếu cơ quan chưa đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết của TP. Hồ Chí Minh về việc: Công chức TP. HCM được hưởng thu nhập tăng thêm 2024 thế nào?

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.