Khi nào công chức thôi hưởng phụ cấp công tác Đảng?

Khi công tác trong cơ quan Đảng, đoàn thể chính trị, xã hội, công chức sẽ được hưởng một khoản phụ cấp. Vậy khi nào công chức thôi hưởng phụ cấp công tác Đảng?


Chỉ 2 đối tượng công chức được hưởng phụ cấp công tác Đảng

Phụ cấp công tác Đảng, đoàn thể chính trị - xã hội áp dụng với công chức trong biên chế được giao, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước thuộc:

- Các cơ quan tham mưu giúp việc của Đảng;

- Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ;

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Hội Cựu chiến binh Việt Nam từ Trung ương đến cấp huyện.

Trong đó, theo Hướng dẫn 05 của Ban Tổ chức Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, có 03 đối tượng được hưởng loại phụ cấp này gồm:

- Công chức làm việc ở cơ quan Đảng, đoàn thể chính trị, xã hội từ Trung ương đến cấp huyện hưởng lương từ ngân sách Nhà nước;

- Công chức công tác ở Ủy ban Kiểm tra các cấp chưa được hưởng và không thuộc đối tượng hưởng phụ cấp trách nhiệm nghềphụ cấp thâm niên nghề;

- Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động có thời gian từ 01 năm (12 tháng) trở lên trong cơ quan của Đảng, đoàn thể chính trị, xã hội đã được xếp lương theo các bảng lương do Nhà nước quy định thuộc chỉ tiêu biên chế được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Lưu ý, những đối tượng công chức sau đây không được hưởng loại phụ cấp này gồm: Công chức chuyên trách công tác Đảng, đoàn thể chính trị, xã hội trong cơ quan, đơn vị của Nhà nước, lực lượng vũ trang; Người được xếp lương theo cấp hàm cơ yếu…

Có thể thấy, chỉ 02 đối tượng công chức được hưởng phụ cấp công tác Đảng, đoàn thể chính trị, xã hội theo quy định nêu trên.

công chức thôi hưởng phụ cấp công tác Đảng
Khi nào công chức thôi hưởng phụ cấp công tác Đảng? (Ảnh minh họa)


Thôi công tác ở cơ quan Đảng, công chức thôi hưởng phụ cấp?

Cũng tại Hướng dẫn 05 này, mức phụ cấp công tác Đảng, đoàn thể chính trị, xã hội bằng 30% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Trong đó:

- Mức lương hiện hưởng được tính theo công thức:

Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở

Hệ số được quy định tại phụ lục ban hành kèm Nghị định 204 năm 2004 và các văn bản sửa đổi bổ sung.

Mức lương cơ sở hiện nay đang là 1,49 triệu đồng/tháng (vẫn thực hiện theo quy định tại Nghị định 38 năm 2019 do không thực hiện tăng lương cơ sở theo lộ trình).

- Phụ cấp chức vụ lãnh đạo được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 02 năm 2005 với hệ số phụ cấp cũng được ban hành tại Nghị định 204.

- Phụ cấp thâm niên vượt khung được quy định tại Thông tư số 04 năm 2005 của Bộ Nội vụ. Trong đó, mức hưởng là 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch. Từ năm thứ 4 trở đi thì mỗi năm tính thêm 1% nữa.

Đặc biệt, điểm c khoản 3 Điều I Hướng dẫn 05 nêu rõ:

Khi thôi công tác (làm việc) ở cơ quan Đảng, đoàn thể chính trị - xã hội các cấp (từ Trung ương đến cấp huyện) thì thôi hưởng phụ cấp từ tháng tiếp theo

Như vậy, có thể khẳng định, nếu công chức thôi làm việc ở cơ quan Đảng thì cũng thôi hưởng phụ cấp này từ tháng tiếp theo như quy định nêu trên.

Ngoài ra, cũng quy định về các loại phụ cấp của công chức từ năm 2021, độc giả theo dõi thêm tại đây:

>> Công chức, viên chức bị mất nhiều khoản thu nhập từ năm 2021

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.