Công chức tập sự có được ký văn bản của cơ quan, đơn vị không?

Khi được tuyển dụng vào công chức, người trúng tuyển phải thực hiện chế độ tập sự để làm quen với công việc được tuyển dụng. Trong thời gian này, công chức tập sự có được ký văn bản của cơ quan, tổ chức, đơn vị không?


Đối tượng nào phải thực hiện chế độ tập sự?

Theo quy định tại Điều 40 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, người được tuyển dụng vào công chức phải thực hiện chế độ tập sự. Qua đó, giúp công chức mới được tuyển dụng làm quen với môi trường công tác, tập làm những công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng (căn cứ Điều 20 Nghị định 24/2010/NĐ-CP).

Do vậy, mỗi người được tuyển dụng đều phải thực hiện chế độ tập sự trừ trường hợp có các điều kiện nêu tại khoản 12 Điều 1 Nghị định 161/2018/NĐ-CP như sau:

- Đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc;

- Được bố trí làm việc theo đúng ngành, nghề đào tạo hoặc đúng chuyên môn nghiệp vụ trước đây đã đảm nhiệm;

- Thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian tập sự.

Đồng thời, để quy định chi tiết hơn các điều kiện người được tuyển dụng công chức được miễn tập sự, Điều 12 Thông tư 13/2010/TT-BNV nêu rõ:

- Đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian tập sự tương ứng với ngạch công chức được tuyển dụng;

- Trong thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc này, người được tuyển dụng đã làm những công việc theo yêu cầu của ngạch công chức được tuyển dụng.

Đặc biệt, những trường hợp không có đủ điều kiện đã nêu ở trên thì phải thực hiện chế độ tập sự. Và thời gian đã làm những công việc theo yêu cầu của ngạch công chức được tuyển dụng sẽ được tính vào thời gian tập sự.

Như vậy, chỉ những trường hợp không đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu nêu trên thì mới phải thực hiện chế độ tập sự.

Công chức tập sự có được ký văn bản của cơ quan không? (Ảnh minh họa)

Công chức tập sự chưa được ký văn bản của cơ quan, đơn vị

Theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Nghị định 24 năm 2010, nội dung tập sự của công chức mới được tuyển dụng gồm:

- Nắm vững quy định về quyền, nghĩa vụ của công chức, những việc công chức không được làm nêu tại Luật Cán bộ, công chức; cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị đang công tác…

- Trao đổi kiến thức và kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng;

- Tập giải quyết, thực hiện các công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng.

Đồng thời, tại khoản 3 Điều 42 Luật Cán bộ, công chức, việc bổ nhiệm vào ngạch công chức được thực hiện trong trường hợp:

Người được tuyển dụng đã hoàn thành chế độ tập sự

Như vậy, có thể thấy, sau khi hoàn thành chế độ tập sự, công chức được tuyển dụng mới chính thực được bổ nhiệm vào ngạch công chức, trở thành công chức thật sự. Khi đang tập sự, người được tuyển dụng chỉ “tập giải quyết, thực hiện công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng”.

Do đó, có thể thấy, khi đang tập sự, công chức chưa được bổ nhiệm là công chức, chưa thật sự độc lập thực hiện công việc của vị trí việc làm. Bởi vậy, công chức tập sự chưa được ký các văn bản của cơ quan, đơn vị.

Không chỉ vậy, công chức tập sự phải hoàn thành quá trình tập sự mới được bổ nhiệm vào ngạch nên có thể có trường hợp không được tuyển dụng chính thức theo bài viết dưới đây:

>> Khi nào công chức tập sự không được tuyển dụng?

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Từng bị tạm giữ điều tra có được thi công chức?

Một trong những điều kiện quan trọng để công dân Việt Nam được thi công chức chính là phải có lý lịch rõ ràng và phẩm chất chính trị, đạo đức tốt. Vậy trường hợp đã từng bị tạm giữ điều tra có được thi công chức không là câu hỏi mà nhiều người đặt ra.