Từ tháng 7 tới, công chức phải kiểm định chất lượng đầu vào?

Việc sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức năm 2008 đã mang đến nhiều thay đổi lớn với công chức. Một trong số những thay đổi đó là phải kiểm định chất lượng đầu vào khi tuyển dụng công chức.


Tuyển dụng công chức phải kiểm định chất lượng đầu vào?

Hiện nay, việc kiểm định chất lượng đầu vào khi tuyển dụng công chức không được quy định tại Luật Cán bộ, công chức hiện hành cũng như bất cứ một văn bản hướng dẫn nào. Theo đó, công chức vẫn đang được tuyển dụng bằng 02 hình thức:

- Thi tuyển: Người đủ 18 tuổi trở lên, có lý lịch rõ ràng, văn bằng, chứng chỉ phù hợp, có sức khỏe… thì được tham gia thi tuyển công chức (Điều 36 Luật hiện nay);

- Xét tuyển: Người có đủ điều kiện thi tuyển nhưng cam kết tình nguyện làm việc 05 năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn thì được xét tuyển vào công chức (Điều 37 Luật hiện hành).

Tuy nhiên, tại Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018, về nội dung đổi mới công tác tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và luân chuyển cán bộ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã nêu rõ:

Thống nhất việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức để các địa phương, cơ quan, đơn vị lựa chọn, tuyển dụng theo yêu cầu, nhiệm vụ; đồng thời, nghiên cứu phân cấp kiểm định theo lĩnh vực đặc thù và theo vùng, khu vực.

Để đồng bộ chủ trương này, khoản 6 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi, bổ sung năm 2019 đã bổ sung khoản 2 Điều 39 về việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức.

Theo đó, công chức khi được tuyển dụng sẽ được thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào theo lộ trình, bảo đảm công khai, minh bạch, thiết thực, hiệu quả trừ trường hợp được xét tuyển và được người đứng đầu cơ quan quản lý công chức quyết định tiếp nhận:

- Người cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn;

- Người học theo chế độ cử tuyển và sau khi tốt nghiệp thì về công tác tại địa phương nơi cử đi học;

- Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc;

- Nhà khoa học trẻ tài năng;

- Viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập;

- Cán bộ, công chức cấp xã;

- Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu nhưng không phải là công chức;

- Người đang là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng… trong doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ…

- Người từng là cán bộ, công chức sau đó được điều động, luân chuyển giữ các vị trí không phải là cán bộ, công chức tại cơ quan, tổ chức khác.

Như vậy, ngoài 09 đối tượng nêu trên, từ 01/7/2020, khi Luật sửa đổi Luật Cán bộ công chức có hiệu lực, những trường hợp thi tuyển công chức còn lại đều phải kiểm định chất lượng.

công chức phải kiểm định chất lượng đầu vào

Từ 01/7/2020, công chức phải kiểm định chất lượng đầu vào? (Ảnh minh họa)

Sắp có Nghị định mới về tuyển dụng công chức

Nhằm hướng dẫn những quy định mới về tuyển dụng công chức nêu tại Luật Cán bộ công chức sửa đổi năm 2019, mới đây Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 24.

Ban hành kèm Quyết định này là danh sách 07 Nghị định hướng dẫn Luật này. Trong đó, Nghị định quy định về tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức sẽ được trình hoặc ban hành trước ngày 15/3/2020.

Song song với việc ban hành Nghị định mới, tại Quyết định số 69/QĐ-BNV, Bộ Nội vụ cũng nêu rõ, Nghị định 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 về tuyển dụng công chức sẽ hết hiệu lực và bị thay thế.

Không chỉ vậy, các quy định liên quan đến tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức nêu tại Nghị định 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 cũng sẽ bị thay thế.

Nói tóm lại, sắp tới đây, từ 01/7/2020, công chức được tuyển dụng sẽ phải thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào theo quy định tại Luật Cán bộ, công chức sửa đổi. Tuy nhiên, lộ trình, nội dung sẽ được Chính phủ quy định cụ thể trong thời gian tới.

>> Điểm mới của Luật sửa đổi Luật Cán bộ công chức và Luật Viên chức

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Một trong những điều đáng chú ý trong đợt cải cách tiền lương 01/7/2024 chính là việc bãi bỏ phụ cấp thâm niên đối với công chức, viên chức. Tuy nhiên, điều này lại không áp dụng đối với quân đội, công an. Vậy lý do quân đội công an không bị cắt phụ cấp thâm niên là gì?