Hướng dẫn mới: Công chức ở nơi sắp xếp đơn vị hành chính sẽ thế nào?

Khi các địa phương thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính thì công chức ở nơi sắp xếp đơn vị hành chính sẽ thế nào theo hướng dẫn mới nhất? Cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây.

1. Tỉnh nào thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính từ 2023 - 2030?

Căn cứ Nghị quyết số: 35/2023/UBTVQH15, các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc diện sắp xếp trong giai đoạn 2023 - 2030 gồm:

- Từ 2023 - 2025:

  • Có diện tích tự nhiên và quy mô dânh số dưới 70% tiêu chuẩn tương ứng tại Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13.
  • Cấp huyện có diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 200% tiêu chuẩn tương ứng.
  • Cấp xã có diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 300% tiêu chuẩn tương ứng.

- Từ 2025 - 2030:

  • Cấp huyện và cấp xã có diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 100% tiêu chuẩn của đơn vị hành chính tương ứng
  • Cấp huyện có diện tích tự nhiên dưới 30% và quy mô dân số dưới 200% tiêu chuẩn của đơn vị hành chính tương ứng
  • Cấp xã có diện tích tự nhiên dưới 30% và quy mô dân số dưới 300% tiêu chuẩn của đơn vị hành chính tương ứng

2. Bố trí cán bộ, công chức, viên chức khi sắp xếp đơn vị hành chính

2.1 Ở cấp huyện

Khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, việc bố trí cán bộ, công chức, viên chức thực hiện như sau:

- Tạm dừng bầu, bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý, tuyển dụng công chức, viên chức ở các cơ quan cấp huyện phải sắp xếp đơn vị hành chính kể từ ngày đề án sắp xếp được trình cho đến khi Nghị quyết về vấn đề này có hiệu lực thi hành trừ trường hợp khuyết người đứng đầu mà không bố trí được thì tiến hành bầu, bổ nhiệm chức danh đó.

- Bố trí cấp trưởng, cấp phó của từng cơ quan.

- Ưu tiên giới thiệu bầu, bổ nhiệm vào chức vụ đã giữ lúc chưa sắp xếp hoặc các chức vụ khác tương đương cán bộ, công chức thôi giữ chức vụ lãnh đạo hoặc giữ chức vụ có phụ cấp chức vụ lãnh đạo thấp hơn lúc chưa sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện nếu:

  • Có đủ phẩm chất, năng lực, tiêu chuẩn
  • Còn thời gian công tác đến lúc nghỉ hưu tối thiểu 30 tháng.

- Xây dựng, hoàn thiện số lượng, danh mục vị trí việc làm, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tại cơ quan mới.

- Xây dựng lộ trình, kế hoạch sắp xếp giảm số lượng lãnh đạo và thực hiện tinh giản biên chế số lượng cán bộ, công chức, viên chức dôi dư tại đơn vị mới đảm bảo số lượng tối đa lãnh đạo, quản lý và biên chế công chức, viên chức ở đơn vị mới không vượt quá tổng số lượng hiện có trước khi sắp xếp.

[Mới nhất] Công chức ở nơi sắp xếp đơn vị hành chính sẽ thế nào?
[Mới nhất] Công chức ở nơi sắp xếp đơn vị hành chính sẽ thế nào? (Ảnh minh họa)

2.2 Ở cấp xã

Với cấp xã thì thực hiện sắp xếp số lượng cán bộ, công chức, viên chức như sau:

- Tạm dừng bầu cán bộ xã gồm các chức danh: Bí thư, phó bí thư cấp ủy; chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trưởng đoàn thể chính trị - xã hội cấp xã kể từ ngày đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã được trình đến khi Nghị quyết về vấn đề này có hiệu lực.

- Ưu tiên sắp xếp hoặc giới thiệu cán bộ xã đủ phẩm chất, tiêu chuẩn, năng lực, điều kiện vào chức danh tương đương hoặc ưu tiên tuyển dụng làm công chức nếu có đủ điều kiện.

Lưu ý: Đảm bảo chậm nhất sau 60 tháng kể từ ngày quyết định thành lập tổ chức có hiệu lực thì phải xây dựng xong kế hoạch, lộ trình và thực hiện bố trí, sắp xếp để giảm số lượng cán bộ chuyên trách cấp xã.

3. Chế độ với công chức, viên chức khi sắp xếp đơn vị hành chính

Sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện thì công chức, viên chức tại đây sẽ đuwọc hưởng các chế độ, chính sách sau đây:

- Bảo lưu cho đến hết nhiệm kỳ bầu cử hoặc hết thời hạn bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý về tiền lương, phụ cấp chức vụ lãnh đạo với người tiếp tục làm việc nhưng không giữ chức vụ trước đây.

Lưu ý: Thời hạn còn lại dưới 06 tháng thì bảo lưu tròn 06 tháng. Hết thời gian này thì lương, phụ cấp chức vụ được hưởng của chức danh, chức vụ hiện giữ hoặc nghỉ chế độ.

- Tùy vào từng trường hợp sẽ thực hiện tuyển dụng, tiếp nhận, điều động, luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư của cơ quan do sắp xếp đơn vị hành chính sang cơ quan mới theo yêu cầu nhiệm vụ hoặc hưởng chế độ nghỉ hưu, thôi việc, tinh giản biên chế.

- Cán bộ công chức thôi giữ chức danh, chức vụ lãnh đạo hoặc có phụ cấp chức vụ thấp hơn lúc chưa sắp xếp đơn vị hành chính nhưng hiện vẫn là cán bộ, công chức ở địa phương đã sắp xếp đơn vị hành chính thì hưởng nguyên lương, phụ cấp và bảo lưu phụ cấp chức vụ đến hết thời gian còn lại của nhiệm kỳ hoặc hết thời hạn.

Lưu ý: Nếu thời gian này còn dưới 06 tháng thì được tính tròn 06 tháng.

Sau khi hết thời gian này thì cán bộ, công chức, viên chức được sắp xếp như sau:

Được bố trí sang chức danh, chức vụ khác: Hưởng chính sách áp dụng với chức danh, chức vụ mới.

Không được bố vào chức danh, chức vụ lãnh đạo: Hưởng lương theo ngạch, bậc, phụ cấp hoặc nghỉ chế độ.

Ngoài các chính sách nên trên, cán bộ, công chức, viên chức còn có thể được hưởng chính sách hỗ trợ theo ngân sách địa phương.

Những nội dung này được Ban Chấp hành Trung ương Đảng hướng dẫn tại Hướng dẫn 26-HD/BTCTW 2023.

Trên đây là tổng hợp các quy định liên quan đến công chức ở nơi sắp xếp đơn vị hành chính. Nếu còn vướng mắc về cán bộ, công chức, viên chức, độc giả có thể liên hệ tổng đài của LuatVietnam 19006192 .

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.