Những ngày Tết Nguyên đán năm 2021 đã gần kề, rất nhiều người háo hức mong được nghỉ sớm để về quê đón Tết. Vậy liệu công chức có cách nào để được nghỉ Tết sớm hơn không?
Công chức nghỉ Tết 2021 liên tục 7 ngày
Tại Công văn số 9895/VPCP-KGVX, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với đề nghị của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về lịch nghỉ Tết Âm lịch năm 2021 của cán bộ, công chức, viên chức. Cụ thể, công chức được nghỉ Tết Âm lịch năm 2021 từ ngày 10/02/2021 đến hết ngày 16/02/2021.
Ngay sau đó, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông báo số 4875/TB-LĐTBXH với lịch cụ thể như sau:
Nghỉ 02 ngày trước Tết, 03 ngày sau Tết Âm lịch. Do ngày Mùng 02 và Mùng 03 Tết Âm lịch tức là ngày 13 và ngày 14/02/2021 Dương lịch trùng với thứ Bảy và Chủ nhật là ngày nghỉ hằng tuần, công chức được nghỉ bù vào ngày Mùng 04, Mùng 05 Tết Âm lịch (tức ngày 15, 16/02/2021 Dương lịch).
Như vậy, Tết năm 2021 này, công chức sẽ được nghỉ liên tục 07 ngày từ thứ Tư ngày 10/02/2021 đến hết thứ Ba ngày 16/02/2021 tức ngày 29 tháng Chạp năm Canh Tý đến ngày Mùng 05 tháng Giêng năm Tân Sửu.
Làm cách nào để công chức nghỉ Tết sớm hơn? (Ảnh minh hoạ)
Cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.
Bởi vậy, việc nghỉ Tết của công chức cũng được quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019. Do đó, để được nghỉ Tết sớm hơn và dài hơn, công chức có thể thực hiện theo một số quy định nêu tại Điều 113 và Điều 115 Bộ luật Lao động năm 2019. Cụ thể:
1/ Xin nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương
Căn cứ Điều 113 Bộ luật Lao động, công chức sẽ được nghỉ phép hằng năm 12 ngày làm việc nếu làm công việc trong điều kiện bình thường; 14 ngày nếu làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; 16 ngày nếu làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Đặc biệt, cứ đủ 05 năm làm việc thì công chức sẽ được tăng thêm tương ứng 01 ngày nghỉ hằng năm theo thâm niên làm việc.
Do đó, nếu vẫn còn ngày nghỉ phép hằng năm thì công chức có thể xin nghỉ phép hưởng nguyên lương trước hoặc sau Tết để nghỉ Tết sớm hoặc kéo dài thời gian nghỉ Tết.
Tuy nhiên, trường hợp này chỉ áp dụng với công chức đang còn ngày nghỉ hằng năm.
2/ Xin nghỉ không lương
Ngoài cách nghỉ phép hằng năm nêu trên, công chức còn có thể xin nghỉ không lương bởi theo quy định tại khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động:
Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Như vậy, ngoài việc nghỉ việc riêng mà vẫn được hưởng nguyên lương trong trường hợp kết hôn; con đẻ, con nuôi kết hôn; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của mình hoặc của vợ/chồng chết; con đẻ, con nuôi chết… thì công chức còn có thể xin nghỉ không hưởng lương.
Do đó, nếu thỏa thuận được với cơ quan quản lý, sử dụng công chức về việc xin nghỉ không hưởng lương thì công chức có thể xin nghỉ trước hoặc sau dịp Tết năm 2021 để kéo dài thời gian nghỉ Tết của mình.
Như vậy, theo quy định hiện hành, cũng như các đối tượng người lao động khác, công chức được nghỉ Tết sớm nếu đáp ứng các điều kiện nêu trên. Nếu còn thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 19006192 để được tư vấn, giải đáp.
Nếu bạn quan tâm chế độ tiền lương của công chức sau sáp nhập tỉnh thành như thế nào, hãy theo dõi bài viết để nắm được thông tin chính xác nhất theo đề án của Thủ tướng Chính phủ.
Trước xu hướng tinh giản biên chế hiện nay, Bộ Quốc Phòng đã ban hành Thông tư 19/2025/TT-BQP hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy. Vậy quân nhân nghỉ hưu trước tuổi được hưởng những khoản trợ cấp nào?
Bài viết dưới đây sẽ thông tin về biên chế, phương án bố trí lãnh đạo cũng như các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh sau sáp nhập đơn vị hành chính.
Khi thực hiện sáp nhập, sẽ có sự thay đổi lớn trong cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cấp xã. Vậy cán bộ, công chức, viên chức cấp xã sẽ thế nào sau sáp nhập? Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Thời gian gần đây, những thông tin mới nhất về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị luôn nhận được nhiều sự quan tâm, một trong số đó là chế độ dành cho cán bộ, công chức, viên chức. Dưới đây là bài viết về trường hợp nào chưa xem xét nghỉ việc theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP.
Nhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân là các danh hiệu cao quý nhất nhằm tôn vinh những người đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục. Vậy tiêu chuẩn nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú gồm những gì?
Căn cứ Nghị định 76/2019/NĐ-CP, giáo viên dạy học các xã khu vực III thuộc vùng dân tộc thiểu số, các xã miền núi có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn sẽ được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi riêng.
Trưởng thôn là người bắt buộc phải có ở mỗi thôn, xóm. Vậy phải đáp ứng tiêu chuẩn nào để trở thành trưởng thôn? Đến năm 2021, trưởng thôn được nhận phụ cấp thế nào?