Công chức hạn chế năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ là gì?

Khi Luật Cán bộ, công chức sửa đổi năm 2019 chính thức có hiệu lực thì khái niệm công chức hạn chế năng lực và công chức không hoàn thành nhiệm vụ được hiểu thế nào?


Đánh giá công chức bị hạn chế năng lực là gì?

Tiêu chí đánh giá công chức “Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực” trước đây được quy định cụ thể tại Điều 58 Luật Cán bộ, công chức 2008. Đây là một trong những tiêu chí để phân loại, đánh giá công chức.

Tuy nhiên, khi Luật này được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Cán bộ công chức sửa đổi năm 2019 thì quy định về các mức phân loại, đánh giá công chức đã có sự điều chỉnh.

Cụ thể, nếu trước đây, công chức được phân loại theo 04 mức: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Hoàn thành tốt nhiệm vụ; Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực; Không hoàn thành nhiệm vụ thì hiện nay, khoản 12 Điều 1 Luật sửa đổi đã thay đổi các mức như sau:

Sửa đổi, bổ sung Điều 58 như sau:

“Điều 58. Xếp loại chất lượng công chức

1. Căn cứ vào kết quả đánh giá, công chức được xếp loại chất lượng theo các mức như sau:

a) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;

b) Hoàn thành tốt nhiệm vụ;

c) Hoàn thành nhiệm vụ;

d) Không hoàn thành nhiệm vụ…”

Như vậy, hiện nay, mức phân loại công chức “Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực” đã bị thay đổi thành “Hoàn thành nhiệm vụ”. Theo đó, tiêu chí để xếp loại chất lượng công chức ở mức hoàn thành nhiệm vụ được nêu tại Điều 10 Nghị định 90/2020/NĐ-CP gồm:

Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

- Đáp ứng về chính trị tư tưởng; Đạo đức, lối sống; Tác phong, lề lối làm việc; Ý thức tổ chức kỷ luật: Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Không tham ô, tham nhũng; Có thái độ ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực; Thực hiện kê khai và công khai tài sản, thu nhập…

- Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao đều hoàn thành. Trong đó, không quá 20% tiêu chí chưa bảo đảm chất lượng, tiến độ hoặc hiệu quả thấp.

Công chức lãnh đạo, quản lý

- Đáp ứng các tiêu chí về chính trị tư tưởng; Đạo đức, lối sống; Tác phong, lề lối làm việc; Ý thức tổ chức kỷ luật. Đồng thời, về kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao thì duy trì kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan; không để xảy ra vụ việc vi phạm; tình trạng khiếu nại, tố cáo kéo dài…

- Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao đều hoàn thành. Trong đó, không quá 20% tiêu chí chưa bảo đảm chất lượng, tiến độ hoặc hiệu quả thấp.

- Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành các cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ngành, lĩnh vực công tác được giao phụ trách hoàn thành trên 70% các chỉ tiêu, nhiệm vụ.

- Có ít nhất 70% cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền phụ trách, quản lý trực tiếp được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trở lên.

Như vậy, hiện nay công chức không còn được đánh giá hạn chế về năng lực mà thay vào đó là được đánh giá ở mức hoàn thành nhiệm vụ.

cong chuc han che nang luc
Công chức hạn chế năng lực, công chức không hoàn thành nhiệm vụ là gì? (Ảnh minh họa)


Khi nào công chức bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ

Cũng tại Điều 11 Nghị định 90/2020/NĐ-CP, công chức bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ khi có một trong các tiêu chí sau đây:

Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

- Có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa theo đánh giá của cấp có thẩm quyền;

- Có trên 50% các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao chưa bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả;

- Có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá.

Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

- Có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa theo đánh giá của cấp có thẩm quyền;

- Có trên 50% các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao chưa bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả;

- Cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc lĩnh vực công tác được giao phụ trách hoàn thành dưới 50% các chỉ tiêu, nhiệm vụ;

- Cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền phụ trách, quản lý trực tiếp liên quan đến tham ô, tham nhũng, lãng phí và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá.

Trên đây là quy định về công chức bị hạn chế năng lực, công chức không hoàn thành nhiệm vụ. Nếu còn thắc mắc, độc giả liên hệ 1900 6192 để được giải đáp, hỗ trợ.

>> Nghị định 90: Tiêu chí đánh giá, xếp loại công chức mới

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Tại dự thảo Nghị định mới đây, Bộ Quốc phòng đã đề xuất quy định mới về tiêu chí, tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn. Theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin cụ thể.