Khi nào công chức được nghỉ không lương?

Hằng năm, công chức có nhiều ngày nghỉ vẫn hưởng nguyên lương. Vậy, nếu công chức có việc riêng và muốn nghỉ không lương thì có được không?

Công chức có được nghỉ không lương không?

Theo quy định tại Điều 13 Luật Cán bộ công chức, công chức có quyền được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật lao động.

Theo đó, tại Điều 116 Bộ luật Lao động hiện hành, người lao động nghỉ việc riêng nhưng vẫn được hưởng nguyên lương trong 03 trường hợp:

- Kết hôn: Nghỉ 03 ngày;

- Con kết hôn: Nghỉ 01 ngày;

- Bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ hoặc bố mẹ chồng chết; Vợ hoặc chồng chết; Con chết: Nghỉ 03 ngày.

Đồng thời, người lao động còn được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh chị em ruột kết hôn.

Ngoài ra, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương. Hiện nay, pháp luật không quy định thời gian nghỉ không lương tối đa. Do đó, thời gian nghỉ không lương của người lao động phụ thuộc sự đồng ý của người sử dụng lao động.

Như vậy, nếu không có quy định riêng của từng ngành, nghề, công chức sẽ được nghỉ không lương tối thiểu là 01 ngày theo quy định của Bộ luật Lao động như trên. Ngoài ra, công chức có thể thỏa thuận với cấp trên trực tiếp quản lý mình để xin nghỉ không lương với thời gian nhiều hơn.

công chức được nghỉ không lương

Khi nào công chức được nghỉ không lương? (Ảnh minh họa)

Nghỉ không lương có được tính nâng bậc lương?

Công chức được hưởng hai chế độ xét nâng bậc lương: Thường xuyên và trước hạn. Trong đó, điều kiện để được hưởng các chế độ này là:

- Nâng bậc lương thường xuyên: Chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch, có đủ thời gian giữ bậc trong ngạch, được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực trở lên, không vi phạm kỷ luật để bị khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức;

- Nâng bậc lương trước hạn: Có các điều kiện để được nâng bậc lương thường xuyên, lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ và được cấp có thẩm quyền công nhận bằng văn bản.

Trong đó, Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV nêu rõ, thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên gồm:

- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương;

- Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong và ngoài nước vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định;

- Thời gian bị đình chỉ công tác, bị tạm giam, tạm giữ và các loại thời gian không làm việc khác ngoài thời gian nghỉ làm việc hưởng nguyên lương, hưởng chế độ thai sản, nghỉ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…

Như vậy, khi nghỉ không lương, công chức sẽ không được xét thời gian đó khi tính nâng bậc lương. Do vậy, chỉ trong trường hợp thật sự cần thiết và được sự đồng ý của lãnh đạo quản lý trực tiếp thì công chức hãy làm đơn xin nghỉ không lương.

>> Mức phạt với công chức, viên chức tự ý bỏ việc

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Tại dự thảo Nghị định mới đây, Bộ Quốc phòng đã đề xuất quy định mới về tiêu chí, tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn. Theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin cụ thể.