Công chức được cử đi học ở nước ngoài có phải đóng BHXH?

Nhằm tạo điều kiện để công chức được nâng cao trình độ chuyên môn, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền sẽ cử đi học tập, bồi dưỡng ở nước ngoài. Tuy vậy, trong thời gian này, công chức có được tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc không?


Khi nào công chức được cử đi nước ngoài bồi dưỡng?

Theo Điều 11 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, công chức được bảo đảm các điều kiện thi hành công vụ: Được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.

Trong đó, căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý, tiêu chuẩn của ngạch công chức và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, công chức sẽ được sắp xếp nội dung, chương trình, hình thức, thời gian đào tạo phù hợp.

Với các chuyến bồi dưỡng ở nước ngoài, tại Điều 32 Nghị định 101 năm 2017, Chính phủ quy định công chức đủ điều kiện được đi gồm:

- Với các khóa bồi dưỡng dưới 01 tháng: Phải còn đủ tuổi để công tác ít nhất 18 tháng tính từ khi khóa bồi dưỡng bắt đầu;

- Với khóa bồi dưỡng có thời gian từ 01 tháng trở lên: Phải còn đủ tuổi để công tác ít nhất 02 năm tính từ khi khóa bồi dưỡng bắt đầu;

- Không đang trong thời gian xem xét, xử lý kỷ luật hoặc thi hành kỷ luật từ khiển trách trở lên;

- Không thuộc trường hợp chưa được xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định;

- Phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong năm trước liền kề với năm được cử đi nước ngoài học tập;

- Chuyên môn, nghiệp vụ của công chức được cử đi bồi dưỡng phù hợp với nội dung của khóa bồi dưỡng;

- Có sức khỏe bảo đảm yêu cầu của khóa bồi dưỡng.

Như vậy, để được cử đi học ở nước ngoài, công chức phải đáp ứng các điều kiện nêu trên.

Công chức được cử đi học ở nước ngoài có tham gia BHXH bắt buộc

Công chức được cử đi học ở nước ngoài có tham gia BHXH bắt buộc? (Ảnh minh họa)

Đi học ở nước ngoài, công chức vẫn tham gia BHXH bắt buộc?

Theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 29 năm 2015 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, người lao động thuộc một số trường hợp nêu tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP, được cử đi học, thực tập, công tác trong và ngoài nước vẫn hưởng tiền lương ở trong nước thì thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc.

Trong đó, các đối tượng nêu tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP có gồm cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức.

Đồng thời, khi được cử đi nước ngoài, công chức được hưởng các quyền lợi nêu tại Điều 37 Nghị định 101 như sau:

- Được tính thời gian đào tạo, bồi dưỡng vào thời gian công tác liên tục;

- Được hưởng các chế độ, phụ cấp theo quy định;

- Được biểu dương, khen thưởng về kết quả xuất sắc trong đào tạo, bồi dưỡng…

Từ những quy định trên, có thể thấy, nếu công chức được cử đi nước ngoài học tập, bồi dưỡng, vẫn hưởng tiền lương ở trong nước thì vẫn thuộc trường hợp được tham gia BHXH bắt buộc.

>> 5 thay đổi quan trọng về bảo hiểm xã hội từ năm 2020 

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Tại dự thảo Nghị định mới đây, Bộ Quốc phòng đã đề xuất quy định mới về tiêu chí, tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn. Theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin cụ thể.