Công chức đi công tác vào ngày nghỉ, có được tính làm thêm giờ?

Khi đi công tác, công chức được thanh toán tiền công tác phí. Tuy nhiên, nếu ngày công tác trùng với ngày nghỉ thì có được thanh toán tiền làm thêm giờ không?


Đi công tác vào ngày nghỉ, công chức được tính làm thêm giờ không?

Khoản 2 Điều 12 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 nêu rõ:

2. Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, cũng giống các đối tượng người lao động khác, công chức đều được hưởng tiền làm thêm giờ (nếu làm thêm), tiền làm đêm (nếu làm đêm) và công tác phí cùng chế độ khác (nếu đi công tác...).

Theo Thông tư 40/2017/TT-BTC, công chức khi đi công tác sẽ được thanh toán tiền công tác phí gồm chi phí đi lại, phụ cấp lưu trú, tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác.

Xem thêm: Tiền công tác phí của công chức gồm những khoản nào?

Về việc công chức đi thanh toán trùng với ngày nghỉ hoặc phải làm thêm giờ thì theo khoản 7 Điều 3 Thông tư 40/2017/TT-BTC quy định như sau:

- Ngoài chế độ phụ cấp lưu trú, công chức vì yêu cầu công việc phải làm thêm giờ sẽ được thanh toán tiền lương làm đêm, làm thêm giờ theo quy định hiện hành.

- Không thanh toán cho công chức đi công tác kết hợp giải quyết việc riêng trong ngày nghỉ.

- Không thanh toán tiền lương làm thêm giờ, làm đêm cho thời gian đi tàu, thuyền, máy bay, ô tô và phương tiện khác.

- Thủ tục xác nhận làm thêm giờ, các trường hợp được thanh toán tiền làm thêm giờ sẽ do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ.

Như vậy, từ các quy định trên, có thể khẳng định, nếu đi công tác vào ngày nghỉ thì ngoài chế độ công tác phí, công chức sẽ được thanh toán tiền làm thêm giờ, làm ban đêm cho những thời gian làm thêm mà không bao gồm trường hợp kết hợp giải quyết việc riêng và khi đi trên các phương tiện giao thông.

cong chuc di cong tac vao ngay nghi


Cách tính tiền làm thêm giờ khi công chức đi công tác ngày nghỉ

Về cách tính tiền làm thêm vào ban đêm, làm thêm giờ với cán bộ, công chức, viên chức, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính đã hướng dẫn cụ thể tại Thông tư liên tịch số 08/2005. Tuy nhiên, có một số nội dung hướng dẫn đã không còn phù hợp do các văn bản dẫn chiếu đã hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại.

Đồng thời, trong chi tiêu nội bộ của cơ quan mình, Thủ trưởng cần căn cứ vào điều kiện cụ thể, thực tế để quy định thủ tục và đối tượng chi trả tiền lương làm thêm giờ.

Trong đó, có thể tham khảo quy định cụ thể tại Bộ luật Lao động năm 2019 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP kết hợp với các nội dung còn hiệu lực của Thông tư liên tịch 08 như sau:

1. Làm thêm giờ vào ban ngày

Tiền làm thêm giờ vào ban ngày = Tiền lương giờ x 150% hoặc 200% hoặc 300% x số giờ thực tế làm thêm

- Nếu được nghỉ bù thì tiền lương làm thêm giờ vào ban ngày là:

Tiền lương làm thêm giờ vào ban ngày (có nghỉ bù) = Tiền lương giờ x 50% hoặc 100% hoặc 200% x số giờ thực tế làm thêm

2. Làm việc vào ban đêm

Thời gian làm việc: Từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau (từ Thừa Thiên Huế trở ra Bắc), từ 21 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau (từ Đà Nẵng trở vào Nam).

Tiền lương làm việc vào ban đêm = [Tiền lương giờ thực trả cho ngày bình thường x (mức ít nhất 150% (200% hoặc 300%) + mức ít nhất 30%) + 20% x tiền lương giờ vào ban ngày làm việc bình thường hoặc ngày nghỉ hằng tuần hoặc ngày lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương] x số giờ làm thêm vào ban đêm

Xem thêm...

Trên đây là giải đáp về vấn đề công chức đi công tác vào ngày nghỉ, có được tính làm thêm giờ? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> 4 quy định mới cán bộ, công chức, viên chức cần biết từ 2022

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Một trong những điều đáng chú ý trong đợt cải cách tiền lương 01/7/2024 chính là việc bãi bỏ phụ cấp thâm niên đối với công chức, viên chức. Tuy nhiên, điều này lại không áp dụng đối với quân đội, công an. Vậy lý do quân đội công an không bị cắt phụ cấp thâm niên là gì?