Thi đậu công chức vẫn phải đi nghĩa vụ quân sự?

Tham gia nghĩa vụ quân sự là quyền và trách nhiệm của mọi công dân trừ một số đối tượng được ưu tiên miễn hoặc hoãn nhập ngũ. Vậy công chức có phải một trong số các trường hợp này không?


Không phải mọi công chức đều phải đi nghĩa vụ?

Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân, gồm: Phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị. Theo đó, khoản 2 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 khẳng định:

Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự

Tuy nhiên, có một số trường hợp ưu tiên Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự cho phép được miễn hoặc hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự. Riêng công chức chỉ khi đáp ứng điều kiện sau đây thì mới được miễn hoặc tạm hoãn:

- Tạm hoãn gọi nhập ngũ: Công chức được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

- Miễn gọi nhập ngũ: Công chức được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ 24 tháng trở lên.

Trong đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 76/2019/NĐ-CP về chính sách với công chức công tác vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn thì vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn gồm:

- Huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa, DK1;

- Các xã khu vực III thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã đảo đặc biệt khó khăn;

- Các thôn, buôn, xóm, bản, làng, phum, sóc, ấp, ... (gọi chung là thôn) đặc biệt khó khăn.

Như vậy, có thể thấy, không phải mọi trường hợp công chức đều phải đi nghĩa vụ quân sự. Nếu làm việc, công tác ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn từ 24 tháng trở lên thì được miễn gọi nhập ngũ; công tác ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn thì được hoãn gọi đi nghĩa vụ quân sự.

Đáng chú ý: Với các trường hợp hoãn nghĩa vụ quân sự, nếu không còn lý do tạm hoãn (làm việc, công tác tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn) thì được gọi nhập ngũ.

công chức có phải đi nghĩa vụ quân sự không
Là công chức có phải đi nghĩa vụ quân sự không? (Ảnh minh họa)


Đi nghĩa vụ quân sự, công chức có bị mất việc không?

Một trong những vấn đề được nhiều công chức quan tâm về nghĩa vụ quân sự là liệu rằng sau khi xuất ngũ, người đó còn tiếp tục được làm công chức nữa không? Để hướng dẫn vấn đề này, khoản 3 Điều 50 Luật Nghĩa vụ quân sự nêu rõ:

- Nếu trước khi nhập ngũ, hạ sĩ quan, binh sĩ đang làm việc tại cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội thì khi xuất ngũ, cơ quan, tổ chức này phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm thu nhập không thấp hơn trước khi nhập ngũ.

- Nếu cơ quan, tổ chức đó đã giải thể thì cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có trách nhiệm bố trí việc làm phù hợp.

- Nếu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp đã giải thể hoặc không có cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan Nhà nước có liên quan cùng cấp để giải quyết việc làm (theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 27/2016/NĐ-CP).

Căn cứ các quy định trên, công chức khi thực hiện xong nghĩa vụ quân sự thì sau khi xuất ngũ được bảo đảm công việc đã làm trước đó hoặc được bố trí việc làm phù hợp đảm bảo thu nhập không thấp hơn trước khi nhập ngũ.

Thậm chí, để khuyến khích công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự, hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ thuộc trường hợp sau đây còn được cộng điểm trong tuyển dụng công chức và khi tập sự được hưởng 100% mức lương, phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng trình độ đào tạo:

- Hạ sĩ quan, binh sĩ đã hết thời hạn phục vụ tại ngũ, được xuất ngũ;

- Hạ sĩ quan, binh sĩ nhận được quyết định xuất ngũ khi có lệnh bãi bỏ lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ.

Nói tóm lại, không phải mọi trường hợp công chức đều phải đi nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, nếu thuộc đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ quân sự thì công chức sau khi xuất ngũ được bảo đảm về việc làm và thu nhập tương ứng với trước khi nhập ngũ.

Ngoài ra, để theo dõi thêm các quy định khác về nghĩa vụ quân sự, độc giả đọc tiếp tại bài viết dưới đây:

>> Luật Nghĩa vụ quân sự: 7 thông tin cần biết năm 2021

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Một trong những điều đáng chú ý trong đợt cải cách tiền lương 01/7/2024 chính là việc bãi bỏ phụ cấp thâm niên đối với công chức, viên chức. Tuy nhiên, điều này lại không áp dụng đối với quân đội, công an. Vậy lý do quân đội công an không bị cắt phụ cấp thâm niên là gì?