Công chức có được làm thêm để kiếm thêm thu nhập không?

Với chế độ lương như hiện nay, nhiều công chức đang không đủ chi phí để trang trải cuộc sống. Vậy công chức có được làm thêm để kiếm thêm thu nhập không?

1. Thu nhập của công chức hiện nay là bao nhiêu?

Mặc dù đã có chủ trương từ năm 2018 tại Nghị quyết 27 của Bộ Chính trị nhưng do những ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đến tình hình kinh tế, xã hội của nước ta khiến việc cải cách tiền lương của công chức bị lùi đến thời điểm thích hợp.

cong chuc co duoc lam them

Do đó, hiện nay, công chức vẫn tiếp tục được hưởng lương theo công thức:

Thu nhập của công chức = (Hệ số được hưởng x mức lương cơ sở tương ứng với ngạch) + Phụ cấp (nếu có) - tiền đóng bảo hiểm xã hội

Trong đó:

Lương công chức:

- Hệ số lương: Tương ứng với mỗi ngạch công chức của mỗi chuyên ngành sẽ được xếp lương theo hệ số lương nhất định căn cứ vào Nghị định 204/2004/NĐ-CP.

- Mức lương cơ sở: Do năm nay chưa thực hiện cải cách tiền lương và cũng không có văn bản nào về việc tăng lương cơ sở được ban hành nên hiện tại trong năm 2022 này, công chức vẫn hưởng mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng theo Nghị định số 90/2019/NĐ-CP của Chính phủ.

Có thể tham khảo hệ số lương và mức lương tại thời điểm hiện tại của công chức như sau:

Đơn vị tính: đồng/tháng

Loại công chức

Hệ số lương

Mức lương

A3, nhóm A3.1

6,2 - 8,0

9.238.000 - 11.920.000

A3, nhóm A3.2

5,75 - 7,55

8.567.500 - 11.249.500

A2, nhóm A2.1

4,4 - 6,78;

6.556.000 - 10.102.200

A1

2,34 - 4,98;

3.486.600 - 7.420.200

A0

2,1 - 4,89.

3.129.000 - 7.286.100

B

1,86 - 4,06

2.771.400 - 6.049.400

C1

1,65 - 3,63

2.458.500 - 5.408.700

C2

1,5 - 3,12

2.235.000 - 4.648.800

C3

1,35 - 2,97

2.011.500 - 4.425.300

Phụ cấp của công chức

Hiện có hai cách tính phụ cấp cho công chức là tính theo lương cơ sở và tính theo % lương cơ bản của công chức:

- Tính theo lương cơ sở: Phụ cấp chức vụ lãnh đạo, Phụ cấp độc hại, Phụ cấp trách nhiệm công việc, Phụ cấp khu vực, Phụ cấp lưu động.

- Tính theo % tỷ lệ: Phụ cấp kiêm nhiệm, thu hút, trách nhiệm theo nghề, ưu đãi nghề.

Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của công chức đang quy định tại Quyết định 595 năm 2017 của Bảo hiểm xã hội và Nghị định số 58 năm 2020 của Chính phủ như sau:

Người lao động

Người sử dụng lao động

Hưu trí-tử tuất

BHTN

BHYT

Hưu trí-tử tuất

Ốm đau-thai sản

TNLĐ-BNN

BHTN

BHYT

8%

1%

1,5%

14%

3%

0,5%/0,3%

1%

3%

Xem thêm: Mức đóng BHXH năm 2022 thực hiện như thế nào?

Bảng lương công chức chưa tính các khoản khấu trừ và phụ cấp được quy định như sau:

cong chuc co duoc lam themcong chuc co duoc lam them


2. Công chức có được làm thêm để kiếm thêm thu nhập không?

Căn cứ Mục 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, công chức không được làm những việc sau đây:

- Liên quan đến đạo đức công vụ: Trốn tránh hoặc thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết trong nội bộ cơ quan, đơn vị; tự ý bỏ việc, đình công; phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, tín ngưỡng, tôn giáo… dưới mọi hình thức (căn cứ Điều 18 Luật Cán bộ, công chức năm 2008)

- Liên quan bí mật Nhà nước: Không tiết lộ dưới mọi hình thức, trong thời hạn ít nhất 05 năm kể từ khi nghỉ hưu, thôi việc không được làm các công việc liên quan đến ngành nghề mà trước đây đảm nhiệm nếu liên quan đến bí mật nhà nước…

- Những việc khác: Không được làm việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự theo quy định của các Luật: Phòng, chống tham nhũng; Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí…

Như vậy, có thể thấy, hiện không có quy định nào cấm công chức không được làm thêm ngoài thời gian làm việc. Do đó, công chức hoàn toàn có quyền được làm thêm để kiếm thêm thu nhập ngoài giờ làm việc.

Đặc biệt lưu ý: Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 26 năm 2016 về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan Nhà nước các cấp. Theo đó, Chỉ thị khẳng định, công chức phải đáp ứng yêu cầu:

c) Thực hiện nghiêm các quy định về đạo đức, văn hóa giao tiếp của người cán bộ, công chức, viên chức; không sử dụng thời giờ làm việc để làm việc riêng; thực hiện đúng quy định trong văn hóa hội họp; không hút thuốc lá trong phòng làm việc, phòng họp, hội trường; nghiêm cấm việc sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc, ngày trực; không được vào casino đánh bạc dưới mọi hình thức;

Như vậy, công chức được làm thêm để kiếm thêm thu nhập nhưng phải tránh những công việc liên quan đến công việc của mình và không được làm thêm trong thời gian làm việc.

Công chức có được làm thêm để kiếm thêm thu nhập không

3. Công chức có được kinh doanh ngoài không?

Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định:

- Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam trừ cán bộ, công chức, viên chức (căn cứ điểm b khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp).

- Công chức là đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp (căn cứ điểm b khoản 3 Điều 17 Luật Doanh nghiệp).

Ngoài ra, những công việc khác mà công chức không được làm gồm:

- Không tham gia bán hàng đa cấp theo điểm đ khoản 2 Điều 28 Nghị định số 40/2018/NĐ-CP.

- Làm Luật sư theo khoản 4 Điều 17 Luật Luật sư năm 2006 sửa đổi bởi Luật Luật sư năm 2012. Công chức sẽ không được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư.

- Tư vấn về lĩnh vực thuộc thẩm quyền mà mình giải quyết theo Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018.

Như vậy, theo phân tích ở trên, pháp luật không cấm công chức được làm thêm để kiếm thêm thu nhập và chỉ giới hạn một số ngành, nghề không tuyển dụng công chức. 

Trên đây là giải đáp cho vấn đề: Công chức có được làm thêm để kiếm thêm thu nhập không? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Chuyển trường, giáo viên có phải ký hợp đồng làm việc mới không?

Chuyển trường, giáo viên có phải ký hợp đồng làm việc mới không?

Chuyển trường, giáo viên có phải ký hợp đồng làm việc mới không?

Việc điều chuyển công tác của viên chức giữa các đơn vị sự nghiệp công lập không phải hiếm gặp, nhất là việc giáo viên thuyên chuyển từ trường học này sang trường khác. Vậy trong trường hợp này, giáo viên có phải ký hợp đồng làm việc mới không?