Công chức có được làm giám đốc công ty không?

Công chức là người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Vậy công chức có được làm giám đốc doanh nghiệp không?


Có được đồng thời làm công chức và giám đốc doanh nghiệp?

Điều 18 Luật Doanh nghiệp nêu rõ, tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam trừ các trường hợp:

- Cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản Nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

- Cán bộ, công chức, viên chức;

- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp Nhà nước trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác…

Bên cạnh đó, theo Điều 4 Luật trên, người quản lý doanh nghiệp là người quản lý công ty và doanh nghiệp tư nhân gồm: Chủ doanh nghiệp tư nhân; Thành viên hợp danh; Giám đốc hoặc tổng giám đốc… có quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo Điều lệ.

Đồng thời, Điều 20 Luật Phòng chống tham nhũng hiện hành cũng quy định, người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không được:

- Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp danh, hợp tác xã;

- Thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định.

Từ những căn cứ trên, có thể khẳng định, công chức không thể đồng thời làm giám đốc, người quản lý doanh nghiệp. Quy định này nhằm ngăn chặn tình trạng tiêu cực, phòng tránh tham ô, tham nhũng.

Công chức có được làm giám đốc doanh nghiệp không?

Công chức có được làm giám đốc doanh nghiệp không? (Ảnh minh họa)


Người thân của công chức cũng không được làm giám đốc?

Theo quy định tại Điều 20 Luật Phòng chống tham nhũng thì không chỉ công chức không được làm giám đốc doanh nghiệp mà người thân của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cũng không được:

- Giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của những người này;

- Giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng với cơ quan, tổ chức, đơn vị của những đối tượng này;

- Kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do những người này trực tiếp quản lý...

Như vậy, nếu công chức là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu trong cơ quan, đơn vị thì người thân gồm vợ, chồng, bố, mẹ, con cũng không được làm giám đốc của doanh nghiệp kinh doanh các lĩnh vực, ngành nghề mà người đó trực tiếp quản lý.

>> 6 điều cần biết trước ngày Luật Phòng, chống tham nhũng có hiệu lực

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.