Công chức có con ngoài giá thú, bị xử lý thế nào?

Sau bài viết về công chức ngoại tình, LuatVietnam nhận được nhiều băn khoăn của bạn đọc về việc công chức có con ngoài giá thú bị xử lý như thế nào? Dưới đây là phân tích của LuatVietnam, dựa vào các quy định hiện hành.

Thế nào là con ngoài giá thú?

Khái niệm con ngoài giá thú không được quy định trong văn bản pháp luật. Hiểu theo nghĩa thông thường, con ngoài giá thú là con sinh ra không trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp.

Từ đó có thể phát sinh các tình huống:

- Nam, nữ (đều còn độc thân) có quan hệ tình cảm với nhau, sinh con ra nhưng không kết hôn với nhau. Khi đó, con sinh ra là con ngoài giá thú.

- Nam, nữ (một trong hai bên, hoặc cả hai bên) đã kết hôn với người khác, nhưng có quan hệ tình cảm với nhau và sinh con. Khi đó, con sinh ra cũng được coi là con ngoài giá thú.

Công chức có con ngoài giá thú, bị xử lý thế nào?

Con ngoài giá thú là con sinh ra không trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp (Ảnh minh họa)


Công chức có con ngoài giá thú bị xử lý thế nào?

Từ khái niệm con ngoài giá thú như trên, việc xử lý công chức có con ngoài giá thú cũng được chia thành các trường hợp như sau:

- Đang độc thân, có con ngoài giá thú với người độc thân

Trong trường hợp này, quan hệ của hai bên chỉ là quan hệ tình cảm nên pháp luật không điều chỉnh. Do đó, nếu có con ngoài giá thú thì cũng sẽ không bị xử lý kỷ luật, không bị xử phạt hành chính hay hình sự theo quy định hiện hành.

Tuy nhiên, cha, mẹ vẫn phải có nghĩa vụ với con; người không trực tiếp nuôi dưỡng phải có nghĩa vụ cấp dưỡng.

- Đã có gia đình nhưng có con ngoài giá thú

Trường hợp công chức đã có gia đình (đã kết hôn) mà có con ngoài giá thú với người khác; hoặc đang độc thân, nhưng có con ngoài giá thú với người đã có gia đình thì có thể bị xử lý:

+ Xử lý kỷ luật: Nếu quy chế nội bộ của cơ quan, đơn vị đang công tác có quy định;

+ Xử lý hành chính: Nếu có quan hệ chung sống như vợ chồng

Khi đó, công chức sẽ bị phạt tiền từ 01 - 03 triệu đồng (theo Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP)

+ Xử lý hình sự: Nếu đã bị xử lý hành chính mà còn vi phạm hoặc làm cho quan hệ của một trong hai bên dẫn đến ly hôn.

Khi đó, công chức sẽ bị phạt từ cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm… (theo Điều 182 Bộ luật Hình sự 2015).

Tóm lại, trong trường hợp này, công chức có con ngoài giá thú chỉ bị xử phạt nếu phát sinh quan hệ chung sống như vợ chồng với người khác.

Lưu ý:

- Nếu công chức là Đảng viên có quan hệ chung sống như vợ chồng với người khác và có con ngoài giá thú, thì có thể bị khai trừ ra khỏi Đảng do vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng (Điều 24, Quy định 102-QĐ/TW);

- Nếu con ngoài giá thú của Đảng viên là con thứ 3 trở lên, Đảng viên có thể sẽ bị kỷ luật từ khiển trách (Điều 27 Quy định 102-QĐ/TW).

Các quy định hiện hành của pháp luật luôn đảm bảo tuyệt đối quyền của trẻ em, dù là con ngoài giá thú hay con trong giá thú. Vì vậy, con ngoài giá thú vẫn được khai sinh bình thường như mọi trẻ em khác, được hưởng mọi quyền lợi; trong đó có quyền được thừa kế tài sản...


>> Đảng viên sinh con thứ 3: Toàn bộ quy định mới nhất

Lan Vũ

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Nghỉ hưu trước tuổi với công chức - toàn bộ chế độ cần biết

Nghỉ hưu trước tuổi với công chức - toàn bộ chế độ cần biết

Nghỉ hưu trước tuổi với công chức - toàn bộ chế độ cần biết

Khác với người lao động trong các doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức còn có thể nghỉ hưu trước tuổi nếu thuộc diện tinh giản biên chế. Dưới đây là tổng hợp của LuatVietnam về toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi đối với đối tượng này.