Công chức sắp được cắt giảm những chứng chỉ nào?

Thông tin cắt giảm chứng chỉ bồi dưỡng là một trong những “niềm vui” của công chức trong năm 2021. Vậy, liệu rằng sắp tới còn những loại chứng chỉ nào sẽ được cắt giảm cho công chức?


Đã có nhiều công chức được bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học

Mới đây, ngày 11/6/2021, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 2/2021/TT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của công chức chuyên ngành hành chính và chuyên ngành văn thư.

Trong đó, một trong những nội dung đáng chú ý nêu tại Thông tư này là chính thức bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học và một số loại chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ cho hai đối tượng công chức này.

Với công chức chuyên ngành văn thư

Từ 01/8/2021, công chức văn thư không còn phải có chứng chỉ ngoại ngữ hoặc chứng chỉ tiếng dân tộc và chứng chỉ tin học như quy định cũ tại Thông tư 14/2014/TT-BNV.

Thay vào đó, công chức này phải có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cũng như ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc tương ứng với vị trí việc làm cần tuyển.

Đồng thời, Thông tư 2/2021/TT-BNV cũng bãi bỏ các chứng chỉ bồi dưỡng quản lý Nhà nước và nghiệp vụ ngạch văn thư tương ứng với vị trí việc làm cần tuyển.

Xem thêm…

Với công chức chuyên ngành hành chính

Tương tự như công chức chuyên ngành văn thư, cũng tại Thông tư 2/2021 này, Bộ Nội vụ cũng bãi bỏ nhiều chứng chỉ với công chức chuyên ngành hành chính.

Cụ thể, công chức chuyên ngành hành chính cũng được bãi bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học nhưng phải đáp ứng tiêu chuẩn về tin học, ngoại ngữ tương đương vị trí việc làm cần tuyển.

Đồng thời, chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý Nhà nước ngạch cán sự cũng được bãi bỏ; ngạch nhân viên cũng được bỏ chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ.

Xem thêm…

Có thể thấy, công chức chuyên ngành văn thư, chuyên ngành hành chính là hai trong số các ngạch công chức đã bãi bỏ nhiều loại chứng chỉ “không cần thiết”.

Đặc biệt, trong tương lai sắp tới, nhiều đối tượng công chức khác cũng sẽ được cắt giảm những chứng chỉ trùng lặp, không phù hợp.

Thay vào đó sẽ tích hợp các chương trình bồi dưỡng có nội dung tương đồng trong cùng nhóm ngạch công chức để tăng cường bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm như ý kiến chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ tại Công văn số 3845/VPCP-TCCV.

Xem thêm: Đậu công chức không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học?

công chức được cắt giảm những chứng chỉ nào?
Đề xuất cắt giảm nhiều loại chứng chỉ cho công chức (Ảnh minh họa)


Công chức được cắt giảm những chứng chỉ nào?

Tại Công văn 2499 của Bộ Nội vụ, công chức hiện có 03 loại chứng chỉ gồm:

- Chứng chỉ bổi dưỡng theo tiêu chuẩn lãnh đạo, quản lý được thực hiện trước khi bổ nhiệm;

- Chứng chỉ bồi dưỡng theo yêu cầu của tiêu chuẩn ngạch công chức khi được bổ nhiệm hoặc đăng ký dự thi nâng ngạch gồm: Chứng chỉ bồi dưỡng lý luận chính trị với công chức ngạch chuyên viên cao cấp, chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học…

- Chứng chỉ bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm khi bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý hoặc bổ nhiệm ngạch và là một trong những căn cứ để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong năm của công chức.

Tuy nhiên, những chứng chỉ này hiện nay không còn phù hợp, nội dung chương trình bồi dưỡng còn trùng lặp, chưa thật sự bám sát. Do đó, tại Công văn 2499 này, Bộ Nội vụ đề xuất bãi bỏ các loại chứng chỉ của công chức như sau:

- Bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học của 74 ngạch công chức.

- Cắt giảm 17 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức để tăng cường bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm của:

  • Công chức chuyên ngành hành chính, chuyên ngành văn thư (đã quy định tại Thông tư 2/2021/TT-BNV);
  • Thư ký thi hành án, thư ký trung cấp thi hành án của Bộ Tư pháp;
  • Công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ thuộc Bộ Tài chính.

Trên đây là phân tích về sắp tới, công chức được cắt giảm những chứng chỉ nào? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Từ 20/3/2021, bỏ chứng chỉ ngoại ngữ tin học cho giáo viên

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.