Công chức cần biết: Năm 2020 là năm cuối cùng có lương cơ sở

Từ ngày 01/7/2019, mức lương cơ sở tăng lên 1,49 triệu đồng/tháng. Đây là thông tin nhiều cán bộ, công chức, viên chức đã biết. Tuy nhiên không nhiều người biết rằng, năm 2020 sắp tới là năm cuối cùng mức lương này còn tồn tại.

Lưu ý: Bài viết này được đăng tải trước thời điểm Bộ Chính trị quyết định lùi thời điểm áp dụng chế độ tiền lương mới đến ngày 01/7/2022. Đồng thời, Quốc hội cũng quyết định chưa tăng lương cơ sở từ ngày 01/7/2020 do những tác động tiêu cực của Covid-19.


Năm 2020, lương cơ sở tiếp tục tăng

Hiện nay, mặc dù đã có dự thảo Nghị định quy định tăng lương tối thiểu vùng vào năm 2020 áp dụng với người lao động trong doanh nghiệp, tuy nhiên chưa có bất cứ thông tin nào về mức lương cơ sở áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức trong năm tới.

Mặc dù vậy, theo lộ trình tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức được Bộ Chính trị đề ra tại Nghị quyết 27-NQ/TW, mức lương cơ sở năm 2020 sẽ tiếp tục tăng, đảm bảo không thấp hơn chỉ số giá tiêu dùng và phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Tại Nghị quyết 107/NQ-CP về triển khai Nghị quyết 27 nêu trên, Chính phủ cũng giao Bộ Nội vụ phối hợp với Bộ Tài chính trình Chính phủ điều chỉnh mức lương cơ sở áp dụng năm 2020.

Theo đó có thể thấy rằng, tin vui với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang là trong năm tới, mức lương cơ sở vẫn sẽ “đến hẹn lại tăng”.

Công chức cần biết: Năm 2020 là năm cuối cùng có lương cơ sở

Lương cơ sở năm 2020 sẽ tiếp tục tăng (Ảnh minh họa)


Xóa bỏ mức lương cơ sở vào năm 2021

Từ năm 2021, dự kiến sẽ có nhiều thay đổi liên quan đến chính sách tiền lương theo chủ trương của Bộ Chính trị tại Nghị quyết 27-NQ/TW.

Một trong những thay đổi quan trọng nhất chính là xóa bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương. Lương của cán bộ, công chức, viên chức không còn được tính như cách thức hiện tại là Lương cơ sở x Hệ số lương.

Thay vào đó, sẽ xây dựng mức lương bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới. Có tất cả 05 bảng lương mới như sau:

- 1 bảng lương chức vụ: Áp dụng với người giữ chức vụ lãnh đạo;

- 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ: Áp dụng chung với người không giữ chức vụ lãnh đạo;

- 3 bảng lương đối với lực lượng vũ trang.

Với mức lương mới, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức được kỳ vọng sẽ tăng lên, cải thiện đời sống và phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội.

>> Lộ trình tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức đến 2030


Lan Vũ

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Một trong những điều đáng chú ý trong đợt cải cách tiền lương 01/7/2024 chính là việc bãi bỏ phụ cấp thâm niên đối với công chức, viên chức. Tuy nhiên, điều này lại không áp dụng đối với quân đội, công an. Vậy lý do quân đội công an không bị cắt phụ cấp thâm niên là gì?