Có thể bạn chưa biết: Một năm thường có 2 đợt tăng lương

Chính sách tiền lương bao giờ cũng là thông tin thu hút sự quan tâm đặc biệt của người lao động nói chung. Theo thông lệ trong nhiều năm trở lại đây, Chính phủ thường tăng lương vào 02 thời điểm.

Ngày 01/01 - tăng lương tối thiểu vùng

Lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận trả lương.

Lương tối thiểu vùng bắt nguồn từ Sắc lệnh số 29-SL của Chủ tịch Hồ Chí Minh quy định chế độ lao động trong toàn cõi Việt Nam. Khi ấy lương tối thiểu vùng có tên là “tiền công tối thiểu”.

Trong nhiều năm trở lại đây, hàng năm Chính phủ đều đặn ban hành Nghị định điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng để phù hợp với sự phát triển kinh tế. Thông thường, mức lương này được áp dụng từ ngày đầu tiên của năm mới - ngày 01/01.

Mức lương tối thiểu vùng được tăng dần theo từng năm. Dự kiến, từ ngày 01/01/2020, lương tối thiểu vùng tăng 5,5%, cụ thể như sau:

- Mức 4.420.000 đồng/tháng với vùng I (tăng 240.000 đồng/tháng)

- Mức 3.920.000 đồng/tháng với vùng II (tăng 210.000 đồng/tháng)

- Mức 3.430.000 đồng/tháng với vùng III (tăng 180.000 đồng/tháng)

- Mức 3.070.000 đồng/tháng với vùng IV (tăng 150.000 đồng/tháng).

Khi tăng lương tối thiểu vùng, người lao động đang có mức lương dưới mức tổi thiểu sẽ được điều chỉnh tăng để đảm bảo ít nhất bằng với mức lương tối thiểu.

Trong khi đó, với doanh nghiệp, cần phải tăng thêm mức đóng bảo hiểm, phí công đoàn.

Xem thêm: Tác động của việc tăng lương tối thiểu vùng

Có thể bạn chưa biết: Một năm thường có 2 dịp tăng lương

Lương tối thiểu vùng thường được tăng vào ngày đầu tiên của năm Âm lịch (Ảnh minh họa)

Ngày 01/7 - Tăng lương cơ sở

Nếu như lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động trong doanh nghiệp, thì lương cơ sở áp dụng để tính mức lương, phụ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan Nhà nước, lực lượng vũ trang nhân dân.

Lương cơ sở là mức lương dùng làm căn cứ tính mức lương trong bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định tính hoạt động phí, sinh hoạt phí, các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở…

Tương tự như lương tối thiểu vùng, lương cơ sở cũng được điều chỉnh tăng liên tiếp trong nhiều năm trở lại đây và, thời điểm tăng lương thường được ấn định là ngày 01/7.

- Từ ngày 01/7/2017: Tăng lên 1.300.000 đồng/tháng (theo Nghị định 47/2017/NĐ-CP)

- Từ ngày 01/7/2018: Tăng lên 1.390.000 đồng/tháng (theo Nghị định 72/2018/NĐ-CP)

- Từ ngày 01/7/2019: Tăng lên 1.490.000 đồng/tháng (theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP).

Hiện chưa có thông tin về mức lương và thời điểm tăng lương cơ sở năm 2020, tuy nhiên theo định hướng của Bộ Chính trị tại Nghị quyết 27, mức lương cơ sở năm 2020 vẫn sẽ tăng để phù hợp tốc độ tăng trưởng kinh tế và chỉ số giá tiêu dùng.


Lan Vũ
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Một trong những điều đáng chú ý trong đợt cải cách tiền lương 01/7/2024 chính là việc bãi bỏ phụ cấp thâm niên đối với công chức, viên chức. Tuy nhiên, điều này lại không áp dụng đối với quân đội, công an. Vậy lý do quân đội công an không bị cắt phụ cấp thâm niên là gì?