Sắp tới, tuyển dụng công chức sẽ khắt khe hơn?

Với sự ban hành của Nghị định 06/2023/NĐ-CP, các quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức đã được hướng dẫn cụ thể hơn. Tuy nhiên, liệu có phải tuyển dụng công chức sẽ khắt khe hơn không?

Phải đạt kiểm định đầu vào, công chức mới được tuyển dụng

Quan điểm có phải tuyển dụng công chức sẽ khắt khe hơn xuất hiện khi Nghị định 06/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/8/2024 về kiểm định chất lượng đầu vào công chức. Tuy nhiên, tại Điều 12 Nghị định 06 về lộ trình này có quy định như sau:

- Vẫn tiếp tục tổ chức thi vòng 1 theo quy định về tuyển dụng công chức hiện nay đến hết 31/7/2024. Tuy nhiên, nếu trong thời gian này có tổ chức thi kiểm định đầu vào công chức thì người nào đạt kiểm định đầu vào được coi là đã vượt qua vòng 1.

- Từ ngày 01/8/2024 chỉ tuyển dụng công chức nếu đạt kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức.

Trong khi đó, theo khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức năm 2019 nêu rõ, có 02 trường hợp phải thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức:

- Tuyển dụng công chức thông qua xét tuyển với từng nhóm đối tượng:

  • Người cam kết tình nguyện làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn từ 05 năm trở lên
  • Người học theo chế độ cử tuyển
  • Sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc
  • Nhà khoa học trẻ tài năng

- Tiếp nhận vào công chức nếu đối tượng sau đây đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm của công chức đó:

  • Viên chức
  • Cán bộ, công chưucs cấp xã
  • Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang (quân đội, công an) hoặc làm việc trong tổ chức cơ yếu nhưng không phải công chức
  • Tiếp nhận để bổ nhiệm người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý với người đang là Chủ tịch Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc, kế toán trưởng... trong doanh nghiệp Nhà nước hoặc do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
  • Người đã từng là cán bộ, công chức sau đó được điều động, luân chuyển sang vị trí công tác khác không phải cán bộ, công chức.

Như vậy, từ ngày 01/8/2024, tất cả các thí sinh muốn được tuyển dụng vào công chức đều phải thực hiện thi kiểm định đầu vào công chức. Nếu đạt kết quả trong kỳ thi này thì mới được coi là đủ điều kiện để thực hiện việc tuyển dụng tiếp theo.

Có phải tuyển dụng công chức sẽ khắt khe hơn?
Có phải tuyển dụng công chức sẽ khắt khe hơn? (Ảnh minh họa)

Nội dung kiểm định chất lượng đầu vào công chức

Để kiểm định chất lượng đầu vào công chức thì cần thực hiện theo hình thức, nội dung và thời gian tại Điều 5 Nghị định 06/2023/NĐ-CP như sau:

- Hình thức: Thi trắc nghiệm trên máy tính.

- Nội dung kiểm định: Thực hiện các công việc đánh giá những nội dung sau đây:

  • Năng lực tư duy, ứng dụng kiến thức vào thực tiễn
  • Hiểu biết chung, cơ bản về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, tổ chức chính trị, xã hội hoặc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan nhà nước…

- Thời gian thực hiện: 120 phút với 100 câu hỏi và chỉ áp dụng với người thi tuyển vào vị trí việc làm đại học; nếu trình độ trung cấp, cao đẳng thì thời gian là 100 phút với số lượng câu hỏi là 80 câu.

Trong khi đó, theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 138/2020/NĐ-CP, vòng 1 trong kỳ thi tuyển dụng công chức diễn ra như sau:

- Thi trên máy tính nhưng nếu cơ quan chưa có điều kiện thì có thể thi trắc nghiệm trên giấy.

- Nội dung thi gồm 03 phần về kiến thức chung (60 câu hỏi trong 60 phút); ngoại ngữ (30 câu hỏi trong 30 phút) và tin học gồm 30 câu hỏi trong 30 phút nếu thi trắc nghiệm trên giấy (sẽ không phải thi nếu thi trắc nghiệm trên máy tính).

>> Thủ tục thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức mới nhất

Như vậy, theo quy định này, có thể thấy, phần thi kiểm định chất lượng đầu vào có nhiều nội dung tương tự như thi vòng 1 trong kỳ thi tuyển dụng công dụng được áp dụng từ 01/12/2020 đến trước khi áp dụng thi kiểm định chất lượng đầu vào.

Dù vậy, thủ tục thi kiểm định chất lượng đầu vào đã giảm bớt nhiều bước cũng như áp dụng công nghệ trong quá trình thực hiện giúp giảm thời gian, đơn giản hóa thủ tục hơn.

Có thể thấy, dù quy định chỉ tuyển dụng công chức nếu đáp ứng kiểm định chất lượng đầu vào cũng không phải là quy định khắt khe hơn trước đây mà tạo điều kiện thuận tiện và nhanh chóng hơn. Do đó, quan điểm tuyển dụng công chức sẽ khắt khe hơn không chính xác.

Sau bài viết chắc hẳn độc giả đã xác định được chính xác quan điểm tuyển dụng công chức sẽ khắt khe hơn có đúng hay không? Nếu còn thắc mắc khác, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Một trong những điều đáng chú ý trong đợt cải cách tiền lương 01/7/2024 chính là việc bãi bỏ phụ cấp thâm niên đối với công chức, viên chức. Tuy nhiên, điều này lại không áp dụng đối với quân đội, công an. Vậy lý do quân đội công an không bị cắt phụ cấp thâm niên là gì?

[Tổng hợp] Điểm đáng chú ý của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

[Tổng hợp] Điểm đáng chú ý của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

[Tổng hợp] Điểm đáng chú ý của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Chiều 28/11, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Dưới đây là tổng hợp những điểm đáng chú ý về lực lượng bảo vệ trật tự ở cơ sở.