Có đúng lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng chỉ áp dụng đến năm 2026?
Tại khoản 5.2 Điều 5 Kết luận 83-KL/TW, Bộ Chính trị có nội dung:
5.2. Ban Kinh tế Trung ương chủ trì sơ kết việc thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, trong đó phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ và các ban, bộ, ngành có liên quan nghiên cứu đánh giá sự phù hợp, tính khả thi và đề xuất việc thực hiện 5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới của khu vực công cho phù hợp để trình Trung ương xem xét sau năm 2026 khi Bộ Chính trị ban hành và triển khai thực hiện hệ thống Danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị.
Đồng nghĩa, khi thực hiện 05 bảng lương mới thì sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng để làm căn cứ tính lương, phụ cấp và các khoản khác căn cứ vào lương cơ sở.
Tuy nhiên, theo quy định này, Bộ Chính trị giao cho Ban Kinh tế Trung ương đề xuất thực hiện 05 bảng lương và 09 chế độ phụ cấp mới trình Trung ương xem xét sau 2026 nhưng phải thực hiện sau khi có đánh giá sự phù hợp, tính khả thi của việc thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW.
Như vậy, việc lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng chỉ áp dụng đến năm 2026 hiện mới chỉ dừng ở chủ trương của Bộ Chính trị, cần xem xét thêm nhiều yếu tố về tính khả thi, về sự phù hợp hoặc sau khi thực hiện hệ thống Danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị thì mới thực hiện được.
Trước đó, từ ngày 01/7/2024, theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP, lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang sẽ được tăng lên 2,34 triệu đồng/tháng và hoãn cải cách tiền lương.
Đây cũng là tinh thần của Kết luận 83-KL/TW do Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành:
(1) Thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng (tăng 30%) kể từ ngày 01/7/2024.
Do đó, cần phải theo dõi các văn bản mới nhất của các Bộ Chính trị, Chính phủ, Bộ, ban, ngành liên quan về vấn đề này để cập nhật mới nhất quy định liên quan đến cải cách tiền lương. Và nếu thực hiện theo tinh thần tại Kết luận 83 thì sau 2026 sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở và thực hiện triệt để cải cách tiền lương.
Từ 01/7/2024, đã thực hiện được nội dung cải cách tiền lương nào?
Mặc dù tăng lương cơ sở sẽ đồng nghĩa với chưa triệt để cải cách tiền lương bởi một trong những nội dung đáng chú ý của chính sách cải cách tiền lương là bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số hiện nay.
Tuy nhiên, vẫn có một số nội dung khác của chính sách này được thực hiện ngay từ ngày 01/7/2024, gồm:
Trong khu vực doanh nghiệp
- Điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng từ ngày 01/7/2024 theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP.
- Quy định cơ chế tiền lương với doanh nghiệp nhà nước, áp dụng từ 01/01/2025.
Với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
- Thực hiện chế độ tiền thưởng từ 01/7/2024, tương ứng 10% quỹ lương cơ bản.
- Hoàn thiện chế độ nâng lương phù hợp.
- Hướng dẫn 05 nguồn kinh phí thực hiện chế độ tiền lương: Nguồn tăng thu, nguồn dư của địa phương đã bố trí cải cách tiền lương của các năm trước chuyển sang; ngân sách trung ương, một phần nguồn thu sự nghiệp, 10% tiết kiệm tăng thêm chi thường xuyên, nguồn thực hiện tinh giản biên chế.
- Thực hiện cơ chế thu nhập đặc thù cho cơ quan, đơn vị theo hướng sửa đổi/bãi bỏ cơ chế này; bảo lưu phần chênh lệch giữa tiền lương và thu nhập tăng thêm tháng 62024 với sau khi sửa đổi/bãi bỏ cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù và tính thu nhập tăng thêm theo mức lương cơ sở mới.
Và 02 nội dung cải cách tiền lương chưa thực hiện được, đó là:
- Bãi bỏ mức lương cơ sở và thay bằng 05 bảng lương mới bằng con số cụ thể, theo vị trí việc làm bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc và bất cập. Do đó, cần phải rà soát lại và sửa đổi nhiều quy định liên quan.
- Sửa đổi, bổ sung, sắp xếp lại các chế độ phụ cấp. Tương tự như lý do ở trên, các khoản phụ cấp gắn với lương cơ sở nên việc sắp xếp lại cũng chưa thể thực hiện được.
Trên đây là một số ý kiến về vấn đề: Có đúng lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng chỉ áp dụng đến năm 2026?