Việc thi giáo viên giỏi là một trong những căn cứ để đánh giá năng lực chuyên môn của giáo viên. Vậy giáo viên có bắt buộc phải tham gia thi giáo viên dạy giỏi không?
Giáo viên được tự nguyện tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi
Trước đây, theo Thông tư 49/2011/TT-BGDĐT về Điều lệ Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp mầm non cũng như tại Thông tư 21/2010/TT-BGDĐT về Điều lệ Hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông, giáo dục thường xuyên, không quy định việc giáo viên có bắt buộc phải thi giáo viên giỏi.
Nhưng Hội thi giáo viên dạy giỏi là một trong những căn cứ để đánh giá thực trạng đội ngũ, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục.
Có thể thấy, dù trước đây, việc tham gia thi giáo viên dạy giỏi chưa được quy định cụ thể có phải là trường hợp bắt buộc không nhưng trong thực tế, đây gần như là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi giáo viên.
Tuy nhiên, ngày 20/12/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 22/2019/TT-BGDĐT quy định về Hội thi giáo viên dạy giỏi mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông.
Cụ thể, tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 22 nêu rõ:
Nguyên tắc của Hội thi dựa trên sự tự nguyện của giáo viên, không ép buộc, không tạo áp lực cho giáo viên tham gia Hội thi
Như vậy, chính thức từ 12/02/2020, giáo viên tham gia Hội thi giáo viên giỏi sẽ được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện và sẽ không bị ép buộc cũng như tạo áp lực. Do đó, không bắt buộc giáo viên phải tham gia thi giáo viên giỏi các cấp.
Giáo viên có bắt buộc tham gia thi giáo viên dạy giỏi không? (Ảnh minh họa)
Không tham gia thi giáo viên dạy giỏi sẽ bị kỷ luật?
Theo quy định tại Điều 17 Luật Viên chức năm 2010, trong hoạt động nghề nghiệp, viên chức có nghĩa vụ thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao bảo đảm yêu cầu về thời gian và chất lượng. Đồng thời chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền.
Tuy nhiên, tại Điều 11 Luật Viên chức năm 2010, viên chức được quyền từ chối thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ trái với quy định của pháp luật. Ngoài ra, theo phân tích ở trên, giáo viên không bắt buộc phải tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi mà dựa trên sự tự nguyện.
Do đó, trong trường hợp Nhà trường phân công giáo viên đi thi giáo viên giỏi các cấp nhưng giáo viên không tự nguyện tham gia thì với quy định tại Thông tư 22 nêu trên, giáo viên này sẽ không bị kỷ luật với lý do không chấp hành nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.
Nói tóm lại, giáo viên có quyền không tham gia thi giáo viên giỏi các cấp. Đây là quyền lợi chính đáng của mỗi giáo viên nên sẽ không bị kỷ luật vì lý do không chấp hành phân công của cấp có thẩm quyền.
Ngoài ra, độc giả có thể tham khảo thêm một số quy định khác liên quan đến giáo viên tại bài viết dưới đây:
Dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi đang được lấy ý kiến đóng góp. Trong đó, các nội dung đáng chú ý là dứt điểm bỏ biên chế suốt đời và thay thế việc đánh giá cán bộ công chức bằng KPI? Cùng tìm hiểu chi tiết tại bài viết dưới đây.
Theo dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi, một trong những nguyên tắc trong tuyển dụng công chứ là tuyển chọn theo vị trí việc làm. Trong bài viết dưới đây LuatVietnam sẽ thông tin về phương thức tuyển dụng công chức theo vị trí việc làm.
Vừa qua, các Đại biểu Quốc hội đề xuất sẽ thêm 02 chế độ người hoạt động không chuyên trách nghỉ việc từ 01/8. Cụ thể đó là chế độ gì? Cùng LuatVietnam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Việc bố trí nhân sự bộ máy sau sắp xếp đơn vị hành chính như thế nào luôn nhận được sự quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ thông tin về bố trí cán bộ, công chức tại 02 thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM.
Cùng theo dõi điểm mới về tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước từ 01/01/2025 tại Nghị định 44/2025/NĐ-CP quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp Nhà nước.