Chuyên viên là gì? Tiêu chuẩn và mức lương của chuyên viên

Trong các cơ quan Nhà nước, chuyên viên là đối tượng có số lượng khá nhiều. Vậy chuyên viên là gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu các vấn đề xung quanh chuyên viên.

1. Chuyên viên là gì?

Chuyên viên là công chức chuyên ngành hành chính có mã số 01.003 trong các cơ quan, tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện (căn cứ điểm c khoản 1 Điều 3 Thông tư số 2/2021/TT-BNV).

Theo đó, đây là công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cơ bản trong cơ quan hành chính từ cấp huyện trở lên, chịu trách nhiệm nghiên cứu, tổ chức, xây dựng chính sách, pháp luật theo các ngành, lĩnh vực hoặc địa phương.

Ngoài ra, theo khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức năm 2019, ngạch chuyên viên hoặc tương đương được phân loại công chức loại C.

Chuyên viên có mã số mã số 01.003 trong cơ quan, tổ chức
Chuyên viên có mã số mã số 01.003 trong cơ quan, tổ chức (Ảnh minh hoạ)

2. Tiêu chuẩn của chuyên viên mới nhất

Sau khi tìm hiểu chuyên viên là gì, dưới đây là chi tiết các tiêu chuẩn về chức danh chuyên viên. Cụ thể, căn cứ khoản 3, khoản 4 Điều 7 ngạch chuyên viên tại Thông tư 2/2021/TT-BNV như sau:

2.1 Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo

Về trình độ đào tạo, chuyên viên phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:

- Tốt nghiệp đại học với chuyên ngành/ngành phù hợp với lĩnh vực công tác trở lên.

- Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước với công chức ngạch chuyên viên và tương đương. Tiêu chuẩn này đã được sửa đổi, bổ sung từ quy định trước đó là “có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch chuyên viên”.

2.2 Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

Bên cạnh tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chuyên viên là gì? Cụ thể được Bộ Nội vụ nêu tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 2/2021/TT-BNV:

- Với đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật về ngành, lĩnh vực công tác cần phải nắm vững. Ngoài ra, cũng phải nắm vững mục tiêu, đối tượng quản lý, hệ thống nguyên tắc, cơ chế quản lý nghiệp vụ thuộc phạm vi công tác của vị trí việc làm của mình.

- Có khả năng xây dựng, hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách của ngành, lĩnh vực hoặc địa phương công tác cùng với khả năng tham gia nghiên cứu phục vụ quản lý cũng như xử lý các thông tin quản lý.

- Có thể làm việc độc lập hoặc làm việc, phối hợp làm việc theo nhóm; có kỹ năng soạn thảo và thuyết trình vấn đề thuộc nhiệm vụ của mình như các vấn đề được giao tham mưu, đề xuất.

- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số nếu công tác ở vùng dân tộc thiểu số khi vị trí việc làm yêu cầu. Tiêu chuẩn này đã tạo điều kiện rất nhiều cho chuyên viên bởi trước đây, yêu cầu này là:

  • Yêu cầu về tin học: Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.
  • Yêu cầu về ngoại ngữ: Sử dụng được ngoại ngữ ở trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam hoặc tiếng dân tộc thiểu số nếu công tác ở vùng dân tộc thiểu số khi vị trí việc làm yêu cầu.

2.3 Tiêu chuẩn chung về phẩm chất

Tiêu chuẩn chung về phẩm chất được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Thông tư số 06/2022/TT-BNV, như sau:

- Bản lĩnh chính trị, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vững vàng, kiên định; về đường lối, chủ trương của Đảng thì phải nắm vững và am hiểu sâu; trung thành với Tổ quốc, Hiến pháp; bảo vệ Tổ quốc, nhân dân.

- Các nghĩa vụ của công chức phải được thực hiện đầy đủ; nhiệm vụ của cấp trên phải nghiêm túc chấp hành; tuân thủ pháp luật, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, trật tự hành chính và gương mẫu thực hiện đúng nội quy, quy chế của cơ quan.

- Khi thực hiện trong công việc thì phải tận tuỵ, khi thi hành công vụ thì phải có trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan, công tâm, gương mẫu; khi giao tiếp, phục vụ nhân dân thì phải lịch sự, văn hoá, chuẩn mực.

- Sinh hoạt và lối sống phải lành mạnh, khiêm tốn, đoàn kết; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; không lợi dụng việc công để mưu cầu lợi ích cá nhân; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

- Thường xuyên có ý thức rèn luyện nâng cao phẩm chất, không ngừng học tập, rèn luyện trình độ, năng lực.

Cập nhật tiêu chuẩn mới nhất của chuyên viên là gì?
Cập nhật tiêu chuẩn mới nhất của chuyên viên là gì? (Ảnh minh hoạ)

3. Chuyên viên hưởng lương như thế nào?

Khi đáp ứng các tiêu chuẩn nêu trên, ngạch công chức chuyên viên được xếp lương theo công thức: Lương chuyên viên = Hệ số x mức lương cơ sở. Trong đó:

  • Hệ số theo Thông tư 02 năm 2021 nêu trên được quy định như hệ số lương của công chức A1, từ 2,34 - 4,98.
  • Mức lương cơ sở từ 01/7/2023 trở đi là 1,8 triệu đồng/tháng.

Do đó, lương chuyên viên mới nhất được quy định như sau:

Bậc lương

Hệ số

Mức lương

Bậc 1

2,34

4.212.000

Bậc 2

2,67

4.806.000

Bậc 3

3,0

5.400.000

Bậc 4

3,33

5.994.000

Bậc 5

3,66

6.588.000

Bậc 6

3,99

7.182.000

Bậc 7

4,32

7.776.000

Bậc 8

4,65

8.370.000

Bậc 9

4,98

8.964.000

Trên đây là giải đáp chi tiết về vấn đề: Chuyên viên là gì? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.