3 loại chứng chỉ dành riêng cho giáo viên không thể bỏ qua

Hiện nay, với mỗi giáo viên của các cấp học khác nhau lại phải đáp ứng các điều kiện và chứng chỉ tương ứng khác nhau. Vậy giáo viên bắt buộc phải có các loại chứng chỉ nào? Cùng theo dõi chi tiết chứng chỉ dành riêng cho giáo viên tại bài viết dưới đây.

1. Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp

Hiện nay, một trong những chứng chỉ dành riêng cho giáo viên là viên chức là chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của giáo viên các cấp.

Căn cứ Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức bỏ chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo từng hạng của giáo viên như trước đây mà thống nhất giáo viên mỗi cấp học phải có một chứng chỉ chức danh nghề nghiệp chung, như:

- Giáo viên tiểu học dù ở hạng I, hạng II hay hạng III cũng chỉ cần chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học thay vì giáo viên tiểu học hạng I phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng I... như Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT.

- Giáo viên THCS cũng chỉ cần một chứng chỉ thống nhất dành cho giáo viên THCS mà không phân thành chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng I, hạng II hay hạng III... như trước đây tại Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT.

- Giáo viên mầm non phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non mà không phải chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng I, hạng II, hạng III tại Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT.

- Giáo viên THPT phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT mà không phải chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng I, hạng II, hạng III tại Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT.

Chứng chỉ dành riêng cho giáo viên là những loại nào? (Ảnh minh họa)

2. Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm

Đây là chứng chỉ dành cho giáo viên tiểu học, trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT) khi môn học chưa có đủ giáo viên có bằng cử nhân sư phạm.

Cụ thể, khoản 1 Điều 72 Luật Giáo dục 43/2019/QH14 quy định về trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên như sau:

1. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:

a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;

b) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.

Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;

Ngoài ra, theo quy định tại bốn Thông tư mới về giáo viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu giáo viên phải đáp ứng chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm nếu:

Giáo viên

Điều kiện về chứng chỉ sư phạm

THPT hạng II

Môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên THPT.

THPT hạng III

THCS

Môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên THCS.

Tiểu học

Môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu học.

3. Chứng chỉ ngoại ngữ, tin học

Hiện nay, căn cứ Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT, giáo viên mầm non, tiểu học, THCS và THPT cần phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học như sau:

- Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghề nghiệp;

- Có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc sử dụng tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm.

Như vậy, có thể thấy, giáo viên đã được bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học hay chính là không phải mọi giáo viên đều phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học. Trong hoạt động nghề nghiệp hoặc theo yêu cầu của vị trí việc làm cần có thì giáo viên phải đáp ứng được đầy đủ.

Trong khi trước ngày 20/3/2021, giáo viên vẫn cần phải có chứng chỉ ngoại ngữ theo từng hạng chức danh nghề nghiệp theo khung năng lực ngoại ngữ 06 bậc dùng cho Việt Nam như:

  • Giáo viên hạng I phải có chứng chỉ ngoại ngữ bậc 03
  • Giáo viên hạng II phải có chứng chỉ ngoại ngữ bậc 02…

Trên đây là thông tin mới nhất về các loại chứng chỉ dành riêng cho giáo viên các cấp không thể bỏ qua.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(5 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục