Chức danh nào được giao xe ô tô phục vụ công tác?

Nghị định số 72/2023/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ 10/11/2023 quy định về tiêu chuẩn và định mức sử dụng xe ô tô. Dưới đây là tổng hợp giải đáp vấn đề chức danh nào được giao xe ô tô phục vụ công tác?

Căn cứ Nghị định 72 năm 2023, Chính phủ quy định từng chức danh và cấp khác nhau sẽ được giao định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác khác nhau. Cụ thể như sau:

1. Xe ô tô phục vụ công tác các chức danh

STT

Xe ô tô

Mức giá

Chức danh

1

Sử dụng thường xuyên một xe ô tô, cả khi đã nghỉ công tác

Không quy định

  • Tổng Bí thư;
  • Chủ tịch nước;
  • Thủ tướng Chính phủ;
  • Chủ tịch Quốc hội.

2

Sử dụng thường xuyên một xe ô tô trong thời gian công tác

  • Thường trực Ban Bí thư
  • Ủy viên Bộ Chính trị/Ban Bí thư;
  • Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
  • Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
  • Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
  • Phó Chủ tịch nước/Quốc hội; Phó Thủ tướng Chính phủ.

3

Tối đa 1,6 tỷ đồng/xe

  • Ủy viên Trung ương Đảng chính thức;
  • Trưởng ban, cơ quan Đảng ở Trung ương;
  • Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh;
  • Tổng Biên tập Báo Nhân Dân/Tạp chí Cộng sản;
  • Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

4

Tối đa 1,55 tỷ đồng/xe

  • Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ;
  • Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước;
  • Tổng Kiểm toán nhà nước;
  • Trưởng tổ chức chính trị - xã hội trung ương được ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động;
  • Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
  • Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Đảng ủy Khối trực thuộc Trung ương;
  • Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, Phó Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh;
  • Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND), Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh;
  • Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

5

Tối đa 1,5 tỷ đồng/xe

  • Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam/Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam;
  • Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
  • Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam/Đài Tiếng nói Việt Nam/Đài Truyền hình Việt Nam.

2. Xe ô tô phục vụ công tác chung

Chức danh nào được giao xe ô tô phục vụ công tác?
Chức danh nào được giao xe ô tô phục vụ công tác? (Ảnh minh họa)

Tùy vào từng cấp đê xác định số lượng xe ô tô được mua cho từng cấp và theo số biên chế của từng cấp như sau:

STT

Đơn vị

Định mức xe theo biên chế/đơn vị

1

  • Cục
  • Vụ
  • Tổ chức tương đương thuộc, trực thuộc Bộ, cơ quan trung ương
  • Từ 20 người trở xuống: Tối đa 01 xe/2 đơn vị.
  • Trên 20 - 50 người: Tối đa 01 xe
  • Trên 50 - 100 người: Tối đa 02 xe
  • Trên 100 - 200 người: Tối đa 03 xe
  • Trên 200 - 500 người: Tối đa 04 xe
  • Trên 500 người trở lên: Tối đa 05 xe

2

Bộ, cơ quan trung ương được tổ chức theo ngành dọc

  • Từ 40 người trở xuống: Tối đa 01 xe
  • Trên 40 - 100 người: Tối đa 02 xe
  • Trên 100 - 200 người: Tối đa 03 xe
  • Trên 200 - 300 người: Tối đa 04 xe
  • Trên 300 - 400 người: Tối đa 05 xe
  • Trên 400 - 500 người: Tối đa 06 xe
  • Trên 500 người trở lên: Cứ 300 biên chế tăng thêm được bổ sung thêm 01 xe.

3

Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ, cơ quan trung ương (trừ công lập thuộc lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo, dạy nghề)

  • Từ 50 người trở xuống: Tối đa 01 xe
  • Trên 50 - 100 người: Tối đa 02 xe
  • Trên 100 - 200 người: Tối đa 03 xe
  • Trên 200 - 500 người: Tối đa 04 xe
  • Trên 500 - 1.000 người: Tối đa 05 xe
  • Trên 1.000 người trở lên: Tối đa 06 xe

4

Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ, cơ quan trung ương thuộc lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo, dạy nghề

  • Từ 100 người trở xuống: Tối đa 01 xe
  • Trên 100 - 300 người: Tối đa 02 xe
  • Trên 300 - 500 người: Tối đa 03 xe
  • Trên 500 - 1.000 người: Tối đa 04 xe
  • Trên 1.000 - 2.000 người: Tối đa 05 xe
  • Trên 2.000 người trở lên: Tối đa 06 xe

5

Tổng Cục và tổ chức tương đương

  • Từ 20 người trở xuống: Tối đa 01 xe/02 đơn vị.
  • Trên 20 - 50 người: tối đa 01 xe
  • Trên 50 người trở lên: Tối đa 02 xe

6

Tổng Cục được tổ chức theo ngành dọc

  • Từ 40 người trở xuống: Tối đa 01 xe
  • Trên 40 - 100 người: Tối đa 02 xe
  • Trên 100 - 200 người: Tối đa 03 xe
  • Trên 200 - 300 người: Tối đa 04 xe
  • Trên 300 - 400 người: Tối đa 05 xe
  • Trên 400 - 500 người: Tối đa 06 xe/01 đơn vị.
  • Trên 500 người trở lên: Cứ 300 biên chế tăng thêm được bổ sung 01 xe.

7

Đơn vị sự nghiệp công lập trừ lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo, dạy nghề trực thuộc Tổng Cục

  • Từ 50 người trở xuống: Tối đa 01 xe
  • Trên 50 - 100 người: Tối đa 02 xe
  • Trên 100 - 200 người: Tối đa 03 xe
  • Trên 200 - 500 người: Tối đa 04 xe
  • Trên 500 - 1.000 người: Tối đa 05 xe
  • Trên 1.000 người trở lên: Tối đa 06 xe

8

Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo, dạy nghề trực thuộc Tổng Cục

  • Từ 100 người trở xuống: Tối đa 01 xe
  • Trên 100 - 300 người: Tối đa 02 xe
  • Trên 300 - 500 người: Tối đa 03 xe
  • Trên 500 - 1.000 người: Tối đa 04 xe
  • Trên 1.000 - 2.000 người: Tối đa 05 xe
  • Trên 2.000 người trở lên: Tối đa 06 xe

9

  • Sở, ban, ngành và tương đương cấp tỉnh
  • Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh,
  • Các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh
  • Từ 40 người trở xuống: Tối đa 01 xe
  • Từ trên 40 - 100 người: Tối đa 02 xe
  • Trên 100 - 200 người: Tối đa 03 xe
  • Trên 200 - 300 người: Tối đa 04 xe
  • Trên 300 - 400 người: Tối đa 05 xe
  • Trên 400 - 500 người: Tối đa 06 xe
  • Trên 500 người trở lên: Cứ 300 biên chế tăng thêm được bổ sung 01 xe.

10

Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Tỉnh ủy, Thành ủy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trừ đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo, dạy nghề

  • Từ 50 người trở xuống: Tối đa 01 xe
  • Trên 50 - 100 người: Tối đa 02 xe
  • Trên 100 - 200 người: Tối đa 03 xe
  • Trên 200 - 500 người: Tối đa 04 xe
  • Trên 500 - 1.000 người: Tối đa 05 xe
  • Trên 1.000 người trở lên: Tối đa 06 xe

11

Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Tỉnh ủy, Thành ủy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thuộc lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo, dạy nghề

  • Từ 100 người trở xuống: Tối đa 01 xe
  • Trên 100 - 300 người: Tối đa 02 xe
  • Trên 300 - 500 người: Tối đa 03 xe
  • Trên 500 - 1.000 người: Tối đa 04 xe
  • Trên 1.000 - 2.000 người: Tối đa 05 xe
  • Trên 2.000 người trở lên: Tối đa 06 xe

12

Cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp huyện

- Mỗi cấp huyện: Tối đa 06 xe/huyện

- Huyện đáp ứng 01 tiêu chí thì bổ sung thêm 01 xe/huyện; đáp ứng 02 tiêu chí thì bổ sung 02 xe/huyện:

  • Có từ 15 đơn vị hành chính là xã, thị trấn trở lên.
  • Có diện tích tự nhiên từ 450 km2 trở lên.
  • Thuộc địa bàn miền núi, hải đảo, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
  • Thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.

13

Doanh nghiệp nhà nước

  • Tập đoàn kinh tế: Tối đa 02 xe/01 tập đoàn.
  • Doanh nghiệp nhà nước còn lại: Tối đa 01 xe/01 đơn vị.

Lưu ý: Giá mua xe ô tô trong trường hợp này tối đa 950 triệu đồng/xe. Nếu phải mua thêm xe từ 12 - 16 chỗ thì mức tối đa là 1,3 tỷ đồng/xe; nếu là 08 hoặc 08 chỗ ngồi 02 cầu thì tối đa là 1,6 tỷ đồng/xe.

Trên đây là thông tin về: Chức danh nào được xe ô tô phục vụ công tác? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Một trong những điều đáng chú ý trong đợt cải cách tiền lương 01/7/2024 chính là việc bãi bỏ phụ cấp thâm niên đối với công chức, viên chức. Tuy nhiên, điều này lại không áp dụng đối với quân đội, công an. Vậy lý do quân đội công an không bị cắt phụ cấp thâm niên là gì?