Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học là gì? Đánh giá thế nào?

Hằng năm, giáo viên tiểu học đều phải tự đánh giá chuẩn nghề nghiệp. Sau đây, LuatVietnam sẽ giải thích chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học là gì và được đánh giá dựa trên nhưng tiêu chí nào.

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học là gì?

Căn cứ Khoản 3 Điều 3 Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT, chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học là hệ thống phẩm chất, năng lực mà giáo viên cần đạt được để thực hiện nhiệm vụ dạy học và giáo dục học sinh trong các cơ sở giáo dục tiểu học.

Trong đó, chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học sẽ được đánh giá dựa trên 05 tiêu chuẩn và 15 tiêu chí quy định tại chương II Quy định ban hành kèm Thông tư 20. Cụ thể:

1. Tiêu chuẩn về phẩm chất nhà giáo

Tiêu chuẩn này yêu cầu giáo viên tuân thủ các quy định và rèn luyện về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức và tạo dựng phong cách nhà giáo.

- Tiêu chí 1: Đạo đức nhà giáo

- Tiêu chí 2: Phong cách nhà giáo

2. Tiêu chuẩn về phát triển chuyên môn, nghiệp vụ

Tiêu chuẩn này yêu cầu giáo viên nắm vững chuyên môn và thành thạo nghiệp vụ; thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Tiêu chí 3: Phát triển chuyên môn bản thân

- Tiêu chí 4: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

- Tiêu chí 5: Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

- Tiêu chí 6: Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

- Tiêu chí 7: Tư vấn và hỗ trợ học sinh

3. Tiêu chuẩn về xây dựng môi trường giáo dục

Tiêu chuẩn này yêu cầu giáo viên thực hiện xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh dân chủ, phòng, chống bạo lực học đường

- Tiêu chí 8: Xây dựng văn hóa nhà trường

- Tiêu chí 9: Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường

- Tiêu chí 10: Thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường.

4. Tiêu chuẩn về phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

Tiêu chuẩn này yêu cầu giáo viên tham gia tổ chức và thực hiện các hoạt động phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong dạy học, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh

- Tiêu chí 11: Tạo dựng mối quan hệ hợp tác với cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan

- Tiêu chí 12: Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh

- Tiêu chí 13: Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh

5. Tiêu chuẩn về sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục

Tiêu chuẩn này yêu cầu giáo viên sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng các thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục.

- Tiêu chí 14: Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc

- Tiêu chí 15: Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục

chuan nghe nghiep giao vien tieu hocChuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học (Ảnh minh họa)

Đánh giá và xếp loại chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học

Theo Điều 11 Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông, giáo viên tự đánh giá chuẩn nghề nghiệp theo chu kỳ 01 năm một lần vào cuối năm học và người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức đánh giá giáo viên theo chu kỳ 02 năm một lần vào cuối năm học.

Trong đó, kết quả đánh giá sẽ được xếp loại theo quy định tại Điều 10 như sau:

- Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt mức tốt, trong đó có các tiêu chí về tiêu chuẩn phát triển chuyên môn, nghiệp vụ đạt mức tốt;

- Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí chí về tiêu chuẩn phát triển chuyên môn, nghiệp vụ đạt mức khá trở lên;

- Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên;

- Chưa đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Có tiêu chí được đánh giá chưa đạt (tiêu chí được đánh giá chưa đạt khi không đáp ứng yêu cầu mức đạt của tiêu chí đó).

Chọn giáo viên cốt cán theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên

Tiêu chuẩn lựa chọn giáo viên tiểu học cốt cán được quy định tại Điều 12 Quy định ban hành kèm Thông tư 20 như sau:

- Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm giảng dạy trực tiếp ở cấp tiểu học cho tới thời điểm xét chọn;

- Được xếp loại đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên đạt mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí về tiêu chuẩn phát triển chuyên môn, nghiệp vụ phải đạt mức tốt;

- Có khả năng thiết kế, triển khai các giờ dạy mẫu, tổ chức các tọa đàm, hội thảo, bồi dưỡng về phương pháp, kỹ thuật dạy học, giáo dục, nội dung đổi mới liên quan đến hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và bồi dưỡng cho đồng nghiệp trong trường hoặc các trường trên địa bàn tham khảo và học tập;

- Có khả năng sử dụng ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục, xây dựng và phát triển học liệu số, bồi dưỡng giáo viên;

- Có nguyện vọng trở thành giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán.

Ngoài ra, trong trường hợp nhà trường có số lượng giáo viên đáp ứng các điều kiện trên nhiều hơn theo yêu cầu của cơ quan quản lý cấp trên thì ưu tiên lựa chọn giáo viên cốt cán dựa trên các tiêu chuẩn:

+ Có trình độ trên chuẩn trình độ đào tạo;

+ Được xếp loại đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt; được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh hoặc có thành tích đặc biệt xuất sắc trong dạy học, giáo dục;

+ Có sản phẩm nghiên cứu khoa học kỹ thuật, giải pháp đổi mới trong dạy học và giáo dục được công nhận và sử dụng rộng rãi trong nhà trường, tại địa phương.

Trên đây là các quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900 6192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.

Chứng chỉ giáo viên hạng cao có được thay thế hạng thấp?

Chứng chỉ giáo viên hạng cao có được thay thế hạng thấp?

Chứng chỉ giáo viên hạng cao có được thay thế hạng thấp?

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành bốn Thông tư mới đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của phần đông giáo viên trên cả nước. Trong đó, LuatVietnam nhận được khá nhiều thắc mắc về việc đã có chứng chỉ hạng cao hơn thì có được sử dụng cho hạng thấp hơn không?